“Chân trần - Chí thép” làm nên Bản anh hùng ca bất diệt

Thứ tư, 26/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm nay, trong rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII- 2018 có tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” của tác giả Thái Thành Chung, Đài Truyền hình TP.HCM – HTV.

Tác phẩm của anh giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về “thế trận lòng dân” của dân tộc ta, qua đó ý thức hơn về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.

Tác giả Thái Thành Chung được đánh giá cao ở tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép”. Bằng những lời bình chân thực, đầy xúc động, hình ảnh tư liệu quý giá chân thực của cuộc chiến, qua góc nhìn của những người trong cuộc và ý kiến của các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, khách mời tham gia và nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tác giả Thái Thành Chung đã mang đến cho độc giả xem đài một cảm nhận sâu sắc về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, lòng dũng cảm vô biên và những tấm gương sáng ngời của chiến sĩ biệt động, an ninh, các chiến sĩ quân giải phóng. Đặc biệt khẳng định tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc.

1

Trao đổi với báo NB&CL, tác giả Thái Thành Chung cho biết, năm 2018 tròn 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - một sự kiện lớn của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng, vì vậy Đài Truyền hình TP.HCM đã có một kế hoạch tuyên truyền quy mô, trong đó chương trình cầu truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” là sự kiện mở màn. Chương trình có gần 650 nghệ sĩ và diễn viên tham gia thể hiện những hoạt cảnh, ca khúc phản ánh năm tháng hào hùng của dân tộc: Đường chúng ta đi, Dậy mà đi, Tự nguyện, Qua sông, Dáng đứng Việt Nam, Cung đàn mùa xuân, Hát mãi khúc quân hành, Giai điệu Tổ quốc…

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là bản anh hùng ca thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Đó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền Nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Đây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

2

Sài Gòn thời điểm trước Mậu Thân 1968 đã trở thành một chiến trường tấn công địch trên tất cả các mặt trận. Điều này được thể hiện khá đậm nét thông qua các thước phim tư liệu, các phóng sự hiện trường và những câu chuyện kể của các nhân chứng lịch sử.

Đề cập đến những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai tác phẩm, tác giả Thái Thành Chung cho biết, thuận lợi đầu tiên phải kể đến là dù quy mô của cầu truyền hình trực tiếp có đến 3 điểm nhưng cả 3 đều là địa danh lịch sử trên địa bàn TP.HCM, gắn liền với sự kiện Mùa xuân Mậu Thân 1968: Hội trường Thống Nhất, Khu Tưởng niệm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 (tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) và Khu sinh hoạt văn hóa đa năng xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (nơi đây 50 năm trước là địa điểm tập kết lực lượng để tiến quân vào nội thành và cũng là nơi đóng của trạm quân y tiền phương) .

Một thuận lợi quan trọng nữa là nguồn tư liệu, nhân vật của sự kiện Mậu Thân tại TP.HCM rất phong phú. Ngay từ khi bắt tay vào thực hiệc tác phẩm, HTV đã nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ rất lớn từ Thành ủy TP.HCM, Ban Tuyên giáo, Ban liên lạc Khối vũ trang Sài Gòn - Gia Định, các Cựu chiến binh thuộc các đơn vị Biệt động Sài Gòn, An ninh T4, các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch và các nhân chứng lịch sử...

3

Tuy nhiên, với thời lượng thể hiện tác phẩm có giới hạn nên đòi hỏi tác giả phải tính toán, chọn lựa những chi tiết, nhân vật, tư liệu tiêu biểu nhất trong muôn vàn những chi tiết, nhân vật, tư liệu phong phú của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, dự định ban đầu chỉ làm 2 điểm cầu, nhưng sau đó quyết định nâng quy mô lên 3 điểm, trong khi thời gian đầu tư phát triển kịch bản chỉ có chưa đầy 3 tuần nên cũng gặp không ít khó khăn.

Và đêm 21/1/2018, chương trình cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” đã diễn ra, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2018). Dù tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” một lần nữa được giới chuyên môn đánh giá cao ở Giải Báo chí Quốc gia, song nhà báo Thái Thành Chung vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Trong khuôn khổ một chương trình cầu truyền hình, dù cả đội ngũ HTV đã nỗ lực hết sức, nhưng vẫn chưa thể nói hết, khắc họa hết được sự đóng góp, hy sinh to lớn của các lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị. Và đặc biệt là sự hy sinh to lớn của các tầng lớp đồng bào của Sài Gòn - Gia Định và các địa phương trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ở 50 năm trước”.

Chia sẻ về chi tiết thú vị trong quá trình làm nên tác phẩm “Bản anh hùng ca: Chân trần - Chí thép” bất diệt!, tác giả Thái Thành Chung xúc động: “Chỉ vài ngày trước khi chương trình sắp diễn ra thì tại chính địa bàn xã Bình Mỹ - nơi tổ chức điểm cầu - đã tìm được một số hài cốt liệt sỹ của đơn vị bộ đội đã hy sinh tại đây trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968”. Đó chính là những vị anh hùng đã anh dũng ngã xuống và nằm lại trên mảnh đất lịch sử, thể hiện tinh thần quả cảm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Sài Gòn – Gia Định. Các nhân chứng lịch sử này càng khiến cho tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” của tác giả Thái Thành Chung thêm chân thực về cuộc chiến, gợi lại hình ảnh những con người không quản hy sinh, mất mát để làm nên những năm tháng hào hùng nhất của đất nước.

Thanh Hải

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo