Từ vụ axit benzoic trong Tương ớt Chin-su:

Chất lượng nòi giống Việt bị đe dọa?

Thứ năm, 11/04/2019 11:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vụ việc 18.168 chai tương ớt nhập khẩu Chin-su buộc thu hồi tại Nhật Bản ít nhiều đã chỉ ra một thực tế đau xót: Sản phẩm chứa axit benzoic ấy có thể là “dành riêng” cho thị trường Việt, cho người Việt; Nhà sản xuất làm sản phẩm xuất khẩu an toàn hơn so với sản phẩm dành cho đồng bào trong nước;…

Thực tế đau xót ấy cũng đặt ra cho ngành y tế và xã hội có lương tri câu hỏi: Bây giờ hay bao giờ chúng ta mới quyết liệt ngăn suy thoái, bảo vệ và cải thiện chất lượng nòi giống Việt?

1. Trên công cụ tìm kiếm Google, từ khóa “Tương ớt chin-su” cho ra khoảng 13.200.000 kết quả, trong 0,50 giây. Con số “khủng” ấy bắt nguồn từ việc sản phẩm tương ớt nhãn Masan vào 2/4/2019 đã bị Trung tâm Y tế cộng đồng TP. Osaka (Nhật Bản) ra lệnh thu hồi toàn bộ do chứa phụ gia (axit benzoic, axit sorbic... ) chưa được kiểm định sử dụng.

Sau khi thông tin 18.168 chai tương ớt nhập khẩu Chin-su bị buộc thu hồi tại Nhật Bản được báo chí liên tục phản ánh, lan truyền với tốc độ “kinh hoàng” trên mạng xã hội, tới 6/4/2019, đại diện Bộ Y tế mới có ý kiến trên báo chí, rằng “đang nhanh chóng làm rõ…”.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế), hiện chưa có thông tin từ cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng cơ quan này cũng đang cho làm rõ vụ việc, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi và nguồn gốc hàng hóa.

Về nguyên nhân lô hàng kể trên bị thu hồi tại Nhật Bản, nơi thu hồi tương ớt Chin-su (sản phẩm chứa axit bezoic, trong khi quy định tại Nhật Bản không cho phép tương ớt có phụ gia này), chuyên gia của Cục ATTP cho biết axit benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế…

Tuy nhiên chuyên gia này cho rằng cần phải làm rõ xem loại phụ gia này có được sử dụng trong sản xuất tương ớt hay không. Cục sẽ sớm làm rõ và trả lời công luận.

NBCL - Trẻ em Việt Nam hiện sử dụng nhiều tương ớt, tương cà như trẻ em các nước phương Tây - Ảnh minh họa 1

2. Khi cơ quan chức năng Bộ Y tế còn “đang đợi thông tin chính thức”, hay “cần bằng chứng khoa học” suốt bao ngày, thì bấy nhiêu ngày người dân phải sống trong lo lắng, dằn vặt: Vì sao Nhật Bản cấm axit benzoic trong tương ớt, Việt Nam thì không?

Trả lời trên báo chí, lãnh đạo Cục ATTP đã nói: Quy định các nước khác nhau do nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi nước; Việc xây dựng quy định với thực phẩm dựa theo một số nguyên tắc, trong đó có tính đến cách tiêu thụ thực phẩm của người dân nước đó, như thường xuyên sử dụng thực phẩm nào;... “Quan trọng là không được vượt quá giới hạn cho phép và đúng đối tượng thực phẩm”, vị này nói.

Về nguy cơ, đại diện Cục ATTP cũng cho biết nếu dùng quá hàm lượng cho phép và ngoài danh mục sản phẩm được phép, axit benzoic gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày... ở người sử dụng.

Những khuyến cáo trên của Cục ATTP, báo chí, mạng xã hội đã thông tin cả ngàn, cả vạn lần, thậm chí chi tiết hơn về hàng loạt nguy cơ do axit benzoic gây ra:

Đầu tiên, khi vào cơ thể với hàm lượng nhiều, axit benzoic có thể tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh, gây kích ứng mắt.

Thứ hai, do benzoic có gốc axit, khi biến đổi kết hợp với gốc rượu trở thành paraben - chất hiện đang cấm sử dụng trong các loại khăn ướt, khăn giấy bởi tiếp xúc có thể thấm qua da.

Thứ ba, từ đầu những năm 1900, người ta đã chứng minh axit benzoic và muối benzoate khi gặp vitamin C có trong thực phẩm sẽ tạo thành phản ứng sinh ra benzene - là chất gây ung thư, bị khuyến cáo tránh hấp thu qua đường hô hấp hoặc đường ăn uống.

Đặc biệt nghiêm trọng, theo một chuyên gia ATTP, danh mục phụ gia Việt Nam là sao chép từ danh mục phụ gia của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và một số nước châu Âu. Nhưng điều mà Việt Nam chưa minh bạch, chưa rõ ràng là trong danh mục phụ gia trước đây, Codex không cho phép axit benzoic trong sản phẩm dành cho trẻ em do đã có bằng chứng về nguy cơ gây tăng động cho trẻ (!?).

3. Trong “scandal” tương ớt Chin-su chứa axit benzoic, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang đã nhanh chóng gửi tâm thư cho cổ đông, rằng: “Masan được thành lập không phải với mục tiêu để trở thành một tập đoàn tỷ USD và tranh thủ mọi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận…”.

Tỷ phú Masan có quyền không nhắc tới những gì đang diễn ra, nhưng Bộ Y tế - cơ quan sống bằng tiền thuế của dân không được phép né tránh việc liệt kê nguy cơ tới từ axit benzoic.

Cụ thể, Cục ATTP chỉ đang nói nhiều tới những Thông tư về việc cho phép sử dụng axit benzoic trong thực phẩm, một số nguy cơ (điều mà tới nay ai cũng biết), mà chưa thông tin rộng rãi mọi hiểm họa do hóa chất này gây ra, nhất là đe dọa sự phát triển con người: Gây tăng động cho trẻ.

Năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi nói về việc tình trạng thực phẩm bẩn, đã cảnh báo rằng điều đó “ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi”. Rồi mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại vừa nhấn mạnh sự nghiệp “Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” là sự nghiệp có phạm vi rất rộng lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả dân tộc.

Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ, cải thiện chất lượng nòi giống Việt là nhiệm vụ ở tầm dân tộc, thì khi “Codex không cho phép axit benzoic trong sản phẩm dành cho trẻ em do đã có bằng chứng về nguy cơ gây tăng động”, đến bao giờ Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mới lên tiếng?

Cần nhớ rằng, trẻ em Việt Nam hiện sử dụng nhiều tương ớt trong ăn uống hằng ngày; chính Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư cho phép sử dụng axit benzoic trong thực phẩm. Và Bộ Y tế là cơ quan có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đang dằn vặt người dân: Tại sao người Nhật cấm axit benzoic trong tương ớt, Việt Nam lại không? Tại sao các nước có cảnh báo về lứa tuổi có thể sử dụng thực phẩm, Việt Nam lại bỏ mặc?

Thưa Bộ trưởng Kim Tiến, nếu axit benzoic gây tăng động ở trẻ, chắc chắn nó đe dọa chất lượng nòi giống Việt!

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn