(CLO) Theo chuyên gia công nghệ thông tin Phùng Tấn Cường: “Mọi người đang nhìn nó theo tâm lý ảnh hưởng của đám đông, đúng là ChatGPT có nhiều tính năng mới, thú vị nhưng nếu nói có thể thay thế việc viết báo, viết một tác phẩm báo chí thì không thể".
Trong những tuần qua trên báo chí và mạng xã hội, nhiều người nói về ChatGPT với khả năng thay thế nhà báo, phóng viên, viết báo, làm thơ… Vậy ChatGPT thực sự là gì? ChatGPT ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động báo chí, người làm báo sẽ tận dụng được gì từ ChatGPT.
Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Tấn Cường, Phó giám đốc Quan hệ khách hàng tại khu vực Việt Nam - Tập đoàn Netcore để hiểu rõ hơn những nội dung xoay quanh vấn đề này.
ChatGPT không có những thông tin, kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành
- Ông đánh giá thế nào về khả năng ảnh hưởng của ứng dụng ChatGPT tới hoạt động báo chí?
ChatGPT đang là một trong những từ khoá nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay trên mạng xã hội. ChatGPT đơn giản là một trang web để chat, nói chuyện được đủ thứ chủ đề với một bot ảo. Bản chất là dạng chương trình AI (trí tuệ nhân tạo).
Tuy nhiên tôi thấy rằng, mọi người đang nhìn nó theo tâm lý ảnh hưởng của đám đông, đúng là ChatGPT có nhiều tính năng mới, thú vị nhưng nếu nói có thể thay thế việc viết báo, viết một tác phẩm báo chí thì không thể.
ChatGPT có nhiều tính năng mới, thú vị nhưng không thể thay thế việc viết báo.
Đúng là ChatGPT sẽ hỗ trợ phóng viên để phóng viên viết bài, xử lý những câu hỏi đơn giản cho những mục, thư mục, sự kiện thời sự. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Đặc thù của AI này là khả năng tổng hợp và diễn giải thông tin mà nó tổng hợp để trả lời cho một mục đích nào đó, tuy nhiên việc tổng hợp và trả lời chỉ mang tính chất chung chung. Đối với những thông tin, kiến thức chuyên ngành, ít được công bố ra bên ngoài thì công nghệ này không thể biết được để tổng hợp.
Ví dụ thông tin mang tính cá nhân của một cơ quan đơn vị, thường chỉ nội bộ đơn vị đó biết, phải phân tích tổng hợp thì ứng dụng hoàn toàn không làm được. Việc phân tích, tổng hợp này đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Các bài viết về điều tra, về xâm nhập thực tế, thông tin thường độc quyền, chỉ có phóng viên nhà báo tìm kiếm, khai thác được những câu chuyện độc đáo đó. Họ phải phân tích, chọn lọc, đào sâu để cho ra được bài viết hoàn chỉnh.
- ChatGPT là một chương trình máy tính trí thông minh nhân tạo. Vậy ông thấy nó có những đặc điểm gì nổi trội?
Mọi người thấy được rằng nó tổng hợp thông tin rất tốt, những thông tin đang có trên môi trường mạng. Nhưng nó hoàn toàn không đi sâu vào các góc khuất, khía cạnh...
Nếu người dùng sử dụng nó để viết bài, để tổng hợp thành một bài thì nội dung bài viết đó sẽ có chung chung, không đi chi tiết vào một nội dung sâu nào, chỉ mang tính chất bao quát, tổng hợp, không đi sâu vào chuyên môn. Vì nó không đủ dữ liệu để đi sâu đến thế.
Ông Phùng Tấn Cường, Phó giám đốc Quan hệ khách hàng tại khu vực Việt Nam - Tập đoàn Netcore.
ChatGPT vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, tổng hợp thông tin trên toàn thế giới. Thay vì mọi người gõ, tìm hiểu từng thông tin trên google bằng các key, xem từng kết quả để khớp nối với nhau, thì ChatGPT tổng hợp lại toàn bộ thông tin.
ChatGPT tổng hợp nhiều thông tin cho mọi người, nhưng hiện tại ChatGPT ở trong quá trình đang phát triển, đang tự học. Mà nguyên tắc của AI là không có chọn đúng chọn sai mà là nó chỉ tổng hợp thông tin, nó sẽ không kiểm định được thông tin đó đúng hay sai, tin tức đó thật hay giả. Vì nhận định đúng sai là phải bằng kiến thức chuyên môn, bằng khẳng định của các chuyên gia về ngành lĩnh vực riêng.
Ví dụ có trường hợp 10.000 người khẳng định thông tin đó là sai, 10.000 người nói thông tin đó là đúng, điều này sẽ gây nhiễu loạn thông tin, khó phân biệt được thông tin thật giả.
ChatGPT không thể thay thế phóng viên viết bài
- Theo ông, những tính năng nổi trội của ChatGPT có giúp cho nhà báo, phóng viên, tòa soạn những công việc cụ thể trong quá trình tác nghiệp?
ChatGPT chỉ giúp cho phóng viên tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng hơn, còn nếu nói về việc có thay thế phóng viên viết bài được hay không thì tôi khẳng định điều đó là không thể.
Đối với một cơ quan báo chí khi sử dụng ứng dụng này vào hoạt động của cả tòa soạn và hướng đến phục vụ công chúng một cách tốt hơn. Cụ thể ở đây nó sẽ hỗ trợ tòa soạn sáng tạo nội dung, nó sẽ viết ra những tiêu đề bài viết, thư điện tử của toà soạn trả lời độc giả…
Có thể sử dụng ứng dụng này cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Tòa soạn có thể nhờ ChatGPT gõ thư trả lời đến các đối tượng độc giả,… thì Chat GPT sẽ đưa ra cho mình những đề xuất để có thể lựa chọn.
Tuy nhiên thực tế đã có nhiều đơn vị sử dụng công nghệ ưu việt hơn có thể phân biệt được nội dung bài viết này là do AI sản xuất hay do con người sản xuất, nếu do AI sản xuất công nghệ này có thể tự ngăn chặt. Vì thế khi độc giả nhận được bài viết này là của AI chứ không phải là con người thì câu hỏi lớn đặt ra là làm như vậy liệu có tôn trọng độc giả hay không? Tôn trọng người dùng không?
Vì thế bất kể cá nhân hay tổ chức sử dụng ứng dụng này nhưng cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không chỉ đơn thuần là thấy mới lạ, rẻ, dễ dùng mà có thể thỏa sức dùng. Nếu mình chỉ thích thú theo kiểu “nghịch” thử nghiệm cho biết thôi thì không xấu nhưng khi ứng dụng vào thực tế cần phải cân nhắc nhiều yếu tố. Đặc biệt là câu chuyện về nội dung, hình ảnh, quyền lợi, bảo mật…
- Thưa ông đối với nhiều cơ quan báo chí, họ luôn tích cực mong muốn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để thực hiện quá trình chuyển đổi số. Vậy các cơ quan đơn vị báo chí có thể tận dụng được ChatGPT vào hoạt động của tòa soạn?
Thực tế đã có những công ty, tập đoàn thương mại điện tử lớn như Amazon đã cấm nhân viên nhập đoạn code (ngôn ngữ lập trình cơ bản) lên ChatGPT, vì người ta lo ngại những đoạn code của công ty bị rò rỉ ra bên ngoài. Ngay cả Amazon là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới nhưng họ đã có những chính sách như vậy thì những đơn vị khác cũng cần phải suy nghĩ lại. Nhìn chung ChatGPT không thể thay thế 100% công việc của con người được.
Công ty chúng tôi có phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thường xuyên liên tục, tôi cảm thấy mỗi cơ quan báo chí nên học hỏi những điều mới mẻ, dám thay đổi. Nhưng cần xác định xem mình ứng dụng ChatGPT để làm gì.
Ví dụ viết thư mời quảng cáo, sản xuất ra hàng loạt thư mời, viết một tin ngắn, tổng hợp một bài nghiên cứu, quan trọng là chất lượng nó như thế nào. Cần đánh giá là nó có phù hợp với các cơ quan báo chí không, ở khâu nào, ứng dụng ở bộ phận nào của cơ quan báo chí. Vì thế cũng cần nghiên cứu kỹ việc này.
Ngoài ra các cơ quan báo chí có thể dùng ChatGPT để tham khảo xem tin tức này là thật hay giả, nhờ ChatGPT tổng hợp thông tin. Mục tiêu cuối cùng ChatGPT là để phục vụ cho con người, cho sự nhanh tiện ích, nhìn chung tất cả công nghệ AI đều nhằm phục vụ con người nhưng không thể thay thế con người.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.