Châu Á đã ghi nhận 56.862.228 ca COVID-19 và 808.259 ca tử vong

Thứ năm, 08/07/2021 06:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Á đang là lục địa dẫn đầu thế giới về số ca mắc COVID-19, với 56.862.228 ca mắc và 808.259 ca tử vong, trong đó dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/7 (giờ Việt Nam), trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 420.882 trường hợp mắc COVID-19 và 7.862 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là hiện là 185.690.079 ca, trong đó có 4.015.423 người tử vong.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 169.918.203 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 11.759.824 ca và 77.908 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 7/7, thế giới có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 90 quốc gia vàvùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới và tại nhiều nơi, hiện đã trở thành biến thể lây lan chủ đạo. Tính theo khu vực, châu Á đang là lục địa dẫn đầu thế giới về số ca mắc COVID-19, với 56.862.228 ca mắc và 808.259 ca tử vong, trong đó dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Tại Hàn Quốc, nước này ghi nhận 1.212 ca mắc mới ngày hôm qua, đây cũng là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất ở Hàn Quốc kể từ đầu năm đến nay và làm dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ 4 ở nước này.

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết chính phủ sẽ gia hạn áp dụng các quy định giãn cách xã hội hiện hành thêm 1 tuần, nhưng sẽ cân nhắc nâng các biện pháp này lên mức cao nhất nếu tình hình dịch bệnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát trong 2-3 ngày tới. Ông Kim cũng nhấn mạnh Hàn Quốc hiện đang ở trong tình trạng khẩn cấp đòi hỏi tập trung toàn bộ nguồn lực chống COVID-19.

Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo đã ghi nhận số ca mắc mới lần đầu tiên vượt trên 900 ca/ngày kể từ ngày 13/5, với tổng số 920 ca và 3 trường hợp tử vong trong ngày hôm qua. Đáng chú ý, có tới 70% trong số này rơi vào độ tuổi từ 20 đến 40 và gần 10% nhiễm biến thể Delta, cho thấy xu hướng dịch bệnh tại thủ đô Tokyo đang gia tăng yếu tố phức tạp, nhất là sự lây nhiễm mạnh trong giới trẻ.

Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike cho rằng tình hình dịch bệnh đang rất khó lường, gây khó khó khăn cho công tác phòng chống và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 vì hiện có tới gần 40% số bệnh nhân nặng ở độ tuổi 50.

Trong khi đó, ông Shigeru Omi, Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với dịch COVID-19 cảnh báo nguy cơ rất cao bùng phát dịch bệnh trong thời gian diễn ra Olympic và Paralympic tại Tokyo khi mà ngày càng xuất hiện nhiều ca nhiễm biến thể Delta và gia tăng mạnh.

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Hội Y học Nhật Bản Toshio Nakagawa cho rằng trong bối cảnh này, chính phủ có thể sẽ phải cân nhắc các biện pháp quyết liệt từ nay đến khi diễn ra lễ khai mạc Olympic, trong đó có cả phương án ban bố tình trạng khẩn cấp.

Ở châu Âu, người phát ngôn Chính phủ Pháp, ông Gabriel Attal ngày 7/7 thông báo biến thể Delta chiếm tới 40% số ca mắc COVID-19 tại Pháp. Ông cảnh báo làn sóng dịch bệnh thứ 4 sẽ sớm bùng phát tại quốc gia châu Âu này khi tỷ lệ các ca mắc COVID-19 đang ngày càng tăng cao hơn tại 11 tỉnh, thành ở Pháp, đặc biệt tại thủ đô Paris.

Trong khi đó, Chính phủ Phần Lan thông báo tất cả du khách nước ngoài đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã mắc và khỏi bệnh trong 6 tháng qua, hoặc đến từ nước được xác định là "an toàn" đều có thể nhập cảnh nước này mà không phải xét nghiệm thêm. Đối với những người chưa được tiêm phòng đầy đủ theo yêu cầu, cũng như không có giấy tờ chứng minh đã khỏi bệnh, phải được xét nghiệm ngay khi đến nước này.

Tại Ảnh, truyền thông đưa tin các công dân nước này trở về từ các nước trong danh sách "màu hổ phách", đã được tiêm đủ liều vaccine, sẽ không phải cách ly 10 ngày. Động thái trên sẽ được triển khai sớm nhất từ ngày 19/7.

Dự kiến, các bộ trưởng Anh sẽ gặp nhau trong tuần này để thông qua chính sách này. Tính đến nay, 86,2% số người trưởng thành ở Anh đã tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 64,3% số người trưởng thành đã được tiêm đủ 2 liều.

Tại Bỉ, Bộ Y tế nước này đã cho phép tiêm vaccine COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi, trên cơ sở tự nguyện và được sự cho phép của bố mẹ. Lịch tiêm chủng đối với trẻ em từ 12-15 tuổi cũng giống như đối với người lớn: hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần. Việc cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đối tượng thanh thiếu niên sẽ giúp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng đại trà tại châu Âu.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe