(CLO) Do giá lương thực thế giới chạm mức cao nhất trong một thập kỷ, người dân châu Á đang phải vật lộn với cuộc sống. Ở Malaysia, thịt không có trong thực đơn của nhiều người. Ở Ấn Độ, dầu đốt đèn được sử dụng để nấu ăn. Còn ở Philippines, giá một chiếc bánh pizza từng có thể nuôi sống hàng chục người.
Singapore và Hồng Kông cũng có người đói
Lai Chin Hooi, chủ một quầy bán rau ở một khu dân cư phía đông Singapore cho biết người mua trong khu chợ đang thưa dần. “Mọi thứ đều đắt đỏ và việc kinh doanh ngày càng khó khăn hơn”, ông cho biết.
Ngay cả người dân ở các quốc gia giầu có như Singapore và Hồng Kông cũng đang phải lo về các bữa ăn trong gia đình khi giá cả lên cao - Ảnh: Reuters
Giá rau nhập khẩu từ Trung Quốc, chẳng hạn như bông cải xanh, đã tăng khoảng 30 đến 40% trong những tuần gần đây. “Trong sáu đến bảy năm của tôi ở đây, mức tăng giá năm nay là cao nhất”, ông cho biết.
Các số liệu của chính phủ Singapore cho thấy lạm phát lương thực đã tăng 1,6% trong tháng 9, tăng từ 1,5% một tháng trước đó. Nhưng một số mặt hàng thực phẩm đã vượt xa con số này. Ví dụ, một kg nho có giá khoảng 11,06 đô la Singapore (8,12 đô la Mỹ) vào tháng 6 và tăng lên 15,73 đô la Singapore (11,58 đô la Mỹ) vào tháng 9.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ đại dịch và lũ lụt ở Trung Quốc và Ấn Độ đã ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các yếu tố khác như nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng khi các nước phục hồi sau đại dịch cũng đóng một vai trò lớn.
Tại Hồng Kông, các nhà phân phối thực phẩm và nhà hàng cũng đang cảm thấy khó khăn. Vào tháng 9, họ đã cảnh báo về sự tăng giá bột mì, trái cây và rau quả nhập khẩu cũng như các sản phẩm sữa, rượu và rượu.
Với tỷ lệ lạm phát đạt 1,4% trong tháng 9 và chỉ số giá tiêu dùng ở mức 1,6%, giới chức Hồng Kông đã cảnh báo giá cả tăng cao là mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế. Để rồi, người ta đã bắt đầu đã thấy nhiều hơn những người nghèo đói tại những khu vực từng rất giầu có và sung túc này.
Ấn Độ: Nấu ăn bằng dầu đốt đèn
Lạm phát thực phẩm ở Ấn Độ được duy trì ở mức 3,11% trong tháng 8, cũng như chỉ tăng thêm lên 0,68% vào tháng 9. Dẫu vậy, giá các loại dầu ăn lại tăng ở mức khó thể tin được, tới 35%.
Kavita Verma, 42 tuổi, một người nội trợ ở New Delhi, từng sử dụng dầu mù tạt để nấu hầu hết các bữa ăn của gia đình nhưng giờ cô không thể làm điều đó. “Tôi chuyển từ dầu mù tạt sang loại dầu vanaspati thường dùng để đốt đèn, nhưng giá của nó cũng đã tăng gấp đôi. Mọi thứ đều đắt hơn. Khí đốt đã tăng 50%. Tôi thực sự gặp khó khăn”, cô nói.
Hầu như không thể nấu món ăn Ấn Độ mà không có hành tây và cà chua. Hai mặt hàng này, cùng với các loại rau khác, cũng đang rất đắt đỏ. Đối với hầu hết những người Ấn Độ bình thường và thậm chí cả các gia đình trung lưu, thực phẩm chiếm phần lớn chi tiêu của hộ gia đình.
Raj, chồng của Verma, làm việc trong một tòa soạn báo và mỗi khi đổ đầy nhiên liệu cho chiếc xe tay ga của mình để đi làm, anh cảm giác tiền cứ vơi dần đi trong túi mình. Giá xăng và dầu diesel tại Ấn Độ đã tăng gần 35% so với một năm trước.
Các khu chợ tại quốc gia châu Á như Singapore đang rất thưa thớt người mua - Ảnh: Dewey Sim
Không thịt ở Malaysia
Ở Malaysia, nhiều người thuộc nhóm thu nhập thấp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lượng thịt tiêu thụ. Bà mẹ bốn đứa con Saliya Zamidi, 47 tuổi, là trụ cột của gia đình kể từ khi chồng cô mất việc trong đại dịch. Cả Zamidi và chồng hiện đều đang làm những công việc lặt vặt để trả tiền thuê nhà, cho con đi học và ăn uống.
Nhưng với 3 đứa con trong độ tuổi đi học từ 7 đến 17 tuổi, Saliya phải vật lộn để có đủ thức ăn với thu nhập hàng tháng chỉ là 960 ringgit (khoảng 230 USD - mức trung bình trên toàn quốc là khoảng 700 USD).
“Tôi thực sự phải lên kế hoạch cho việc ăn uống trong tuần và chẳng hạn nếu tôi muốn nấu một món gà, tôi phải cần cả con gà cho cả gia đình và điều này rất tốn kém”, Saliya nói. Với một con gà có giá khoảng 12 đô la Mỹ, và gia đình này đã quen với việc thay thịt bằng trứng, đậu phụ và rau.
Theo số liệu của chính phủ Malaysia, giá gà đã tăng khoảng 1% trong tháng 9. Giới chức nước này cũng cho biết điều này một phần là do vấn đề nguồn cung thiếu hụt với ngô và đậu nành nhập khẩu, cả hai đều được sử dụng làm thức ăn cho gà.
Kechara Soup Kitchen, một công ty tổ chức từ thiện ở Kuala Lumpur đã nhận thấy sự gia tăng của người nghèo đói những tháng gần đây. Justin Cheah, giám đốc của tổ chức này cho biết: “Đang có rất nhiều người cần đến các bữa ăn của chúng tôi, đặc biệt là người vô gia cư. Trung bình chúng tôi phát tới 1.000 suất thực phẩm vào mỗi thứ Bảy”.
Bếp ăn từ thiện phân phát thực phẩm tại thành phố Marikina, Philippines - Ảnh: Courtesy of Patricia Non
Philippines: một chiếc pizza có thể nuôi sống hàng chục người
Tại thủ đô Manila, một chiếc bánh pizza cỡ lớn của một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng có giá 1.000 peso (20 USD). Với số tiền này, trước đây người ta có thể nuôi sống tới hàng chục người trong một ngày.
Carlito Miniado, một thợ mộc 68 tuổi, cho biết với 1.000 peso anh từng có thể mua thức ăn cho gia đình 5 người trong một tuần, nhưng giờ điều đó là bất khả thi. Vợ anh ốm liệt giường mấy tháng nay và thay vì đi làm, anh phải ở nhà chăm sóc cho cô ấy.
Để đủ nuôi sống gia đình, bữa ăn của họ thường là cơm, với vài mới rau và con cá, hiếm khi có thịt lợn hoặc thịt gà “vì giá của chúng đã tăng vọt”. Cá thường là cá rô phi với giá 120 peso/kg. Ngay cả cá nục, từng được gọi là “cá của người nghèo” nhưng giá giờ cũng ở mức 180 đến 200 peso/kg, vẫn “quá đắt” với anh Miniado.
Hoàn cảnh tồi tệ khiến nghệ sĩ Ana Patricia Non, 26 tuổi, đã mở một tủ đựng thức ăn cộng đồng trong khu phố của mình vào tháng 4 năm ngoái. Cô mua một số loại rau và khuyến khích người nghèo đến lấy những thứ họ cần. Bảy tháng sau, hành của cô ấy đã truyền cảm hứng cho hàng nghìn người, 6.700 tủ đựng thức ăn tương tự đã được đặt trên toàn quốc.
Ibon Foundation, một tổ chức tư vấn, đã ước tính rằng 17,3 triệu người Philippines bao gồm “70% gia đình nghèo nhất” đã mất trung bình tới 32.000 peso trong đại dịch. “Với việc giá lương thực tăng cao, thu nhập giảm và tiền tiết kiệm cạn kiệt, nhiều người Philippines đang rơi vào cảnh nghèo đói”.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) UBND xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung, đóng tại xã này.
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.