Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức nghiêm trọng vì đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại

Thứ ba, 23/11/2021 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Âu một lần nữa phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt khi số ca mắc COVID-19 ở nhiều nước chạm mốc kỷ lục.

Hôm 20/11 vừa qua, Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge nhắc lại cảnh báo mà ông đưa ra hồi đầu tháng, rằng “lục địa già” đến tháng 3/2022 có thể ghi nhận thêm khoảng nửa triệu ca tử vong do COVID-19 nếu không hành động ngay lập tức.

chau au doi mat voi hang loat thach thuc nghiem trong vi dai dich covid 19 bung phat tro lai hinh 1

Biểu tình phản đối việc tái áp dụng các biện pháp phòng dịch nổ ra khắp châu Âu. Ảnh minh họa Getty Images.

Chuyên gia WHO viện dẫn một số nguyên nhân khiến số ca COVID-19 ở nhiều quốc gia chạm mốc kỷ lục, như mùa đông đến khiến người dân ở trong nhà nhiều hơn, tỷ lệ tiêm vắc xin chưa đủ cao trong khi biến thể Delta vẫn đang thống trị.

Ông kêu gọi các quốc gia tăng cường tiêm vắc xin và áp dụng quy tắc y tế công cộng như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang…, còn việc bắt buộc tiêm chủng chỉ nên được coi là biện pháp cuối cùng.

Chính phủ Pháp cho biết làn sóng Covid-19 thứ 5 tại nước này đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, khi số ca nhiễm mới hàng ngày tăng gần gấp đôi trong tuần qua.

chau au doi mat voi hang loat thach thuc nghiem trong vi dai dich covid 19 bung phat tro lai hinh 2

Biểu tình phản đối các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 ở Amsterdam, Hà Lan ngày 20/11. Ảnh: REUTERS

Theo giới chức y tế Pháp, trong tuần lễ tính đến ngày 20/11, nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trung bình trong 7 ngày là 17.153 trường hợp, tăng so với 9.458 ca một tuần trước đó, tương đương mức tăng 81%.

"Làn sóng Covid-19 thứ 5 đang bắt đầu với tốc độ nhanh như chớp", người phát ngôn chính phủ Pháp Gabrial Attal cảnh báo.

Mức tăng ca nhiễm trong 7 ngày gần nhất cao gấp 3 lần mức tăng trung bình được ghi nhận trong 3 tuần trước đó, cho thấy số ca nhiễm tại Pháp đang tăng theo cấp số nhân.

Hiện tại, sự gia tăng đột biến số ca nhiễm tại Pháp vẫn chưa dẫn đến tình trạng bệnh nhân Covid-19 nhập viện ồ ạt. Các nhà chức trách cho rằng nguyên nhân có thể do tỷ lệ tiêm chủng của Pháp vẫn ở mức cao, giúp ngăn ngừa các ca bệnh nặng.

Ngày 20/11, các bệnh viện tại Pháp báo cáo tổng cộng 7.974 bệnh nhân Covid-19 đang được chăm sóc, trong đó có 1.333 người đang được điều trị tích cực. Một tháng trước đó, 2 số liệu này được ghi nhận tại Pháp lần lượt là 6.500 và 1.000 trường hợp.

Ngày 22/11, Áo trở thành nước đầu tiên ở Tây Âu tái áp dụng các biện pháp phong tỏa cứng rắn nhằm đối phó với tình trạng ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng đột biến.

Phần lớn các địa điểm tụ tập đông người như nhà hàng, quán bar, nhà hát, các cửa tiệm phi thiết yếu, tiệm cắt tóc bị cấm mở cửa, trước tiên là trong 10 ngày và có thể mở rộng tới 20 ngày, chính phủ Áo cho biết.

Các chợ Giáng sinh, vốn là điểm thu hút du khách, mới mở cửa nhưng cũng đã buộc phải nghỉ bán.

Thang cáp đưa khách lên đỉnh trượt tuyết ban đầu cũng nằm trong lệnh cấm hoạt động, song trong thay đổi vào phút chót, chính phủ Áo đã quyết định cho phép dịch vụ này mở cửa với những người đã tiêm chủng. Tuy nhiên, tất cả khách sạn sẽ phải đóng cửa với du khách khi lệnh phong tỏa bắt đầu.

Bộ trưởng Y tế Áo, Wolfgang Mueckstein, nhấn mạnh rằng “lệnh phong tỏa, một phương pháp tương đối cứng rắn, như một chiếc búa tạ, là lựa chọn duy nhất để giảm số lượng các ca nhiễm lúc này”.

Tuần trước, chính phủ nước này đã áp đặt một lệnh hạn chế hoạt động đối với những người không tiêm chủng nhưng số ca nhiễm mới theo ngày vẫn đạt mức kỷ lục, cao hơn nhiều so với mức đỉnh một năm trước trong khi các giường chăm sóc đặc biệt thiếu hụt nghiêm trọng.

Hôm 19/11, chính phủ Áo đã thông báo áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ 22/11, đồng thời quyết định bắt buộc tiêm chủng đối với toàn dân từ ngày 1/2/2022.

Người dân chỉ được rời khỏi nhà với một số lý do quan trọng như mua đồ thiết yếu. Việc đi bộ được cho phép không giới hạn thời gian và khoảng cách. Các cuộc gặp chỉ được giới hạn với một người từ hộ gia đình khác.

chau au doi mat voi hang loat thach thuc nghiem trong vi dai dich covid 19 bung phat tro lai hinh 3

Người dân đi chơi chợ Giáng sinh ở Berlin, Đức, ngày 22/11/2021. Ảnh: REUTERS

Hôm 20/11, khoảng 40.000 người đã xuống đường tại thủ đô Vienna tham gia vào cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa lớn nhất tại nước này. Áo huy động hơn 1.400 cảnh sát nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trên khắp đất nước.

Một số quốc gia Tây Âu khác như Hà Lan, Đức hay Italy cũng công bố kế hoạch hoặc có động thái áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng, chống dịch, tuy nhiên, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra phản đối các biện pháp này.

Bạo loạn đã nổ ra tại thành phố Hague của Hà Lan suốt cuối tuần qua. Cảnh sát chống bạo động nước này đã phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh như vòi rồng, để khống chế những người biểu tình quá khích, những người “phóng hỏa, phá hoại, hành hung những người lái xe và ném đá và pháo vào các sĩ quan cảnh sát”.

Hàng nghìn người biểu tình chống tái áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt cũng đã xuống đường một cách ôn hòa ở các thủ đô của Croatia, Đan Mạch và Italy vào cuối tuần qua. Thủ đô Paris của Pháp dù không chứng kiến các cuộc biểu tình quy mô lớn nhưng đã có các cuộc đụng độ bạo lực ở lãnh thổ hải ngoại Guadeloupe.

Việc nhiều nước tái áp dụng các biện pháp chống dịch diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng châu Âu đã thêm một lần trở thành tâm dịch mới của thế giới.

“COVID-19 một lần nữa lại trở thành nguyên nhân gây tử vong số một ở khu vực của chúng ta”, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, Hans Kluge, cho biết, đồng thời đưa ra dự đoán sẽ có thêm 500.000 ca tử vong ở châu Âu vào tháng 3 năm sau nếu không có chuyển biến tích cực.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h