Châu Âu hỗ trợ vắc xin COVID-19 Việt Nam: Vun đắp cho tình bạn, thúc đẩy niềm tin

Thứ bảy, 04/09/2021 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Suốt thời gian qua, Việt Nam đã và đang giành được sự ủng hộ, hỗ trợ từ nhiều quốc gia bạn bè trên thế giới. Sự giúp đỡ quý giá trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng hiện tại thực sự là nguồn động viên, động lực để Việt Nam mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

chau au ho tro vac xin covid 19 viet nam vun dap cho tinh ban thuc day niem tin hinh 1

Bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam trao tượng trưng 300.000 liều vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19 do Chính phủ Romania tặng Việt Nam cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (phải) và Thứ trưởng Bộ Y Trần Văn Thuấn (giữa) - Ảnh: BNG

Bài liên quan

Châu Âu thể hiện tình cảm với Việt Nam

Kể từ đầu đại dịch, hàng chục quốc gia thông qua nhiều cách đã có những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam. Gần đây, một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tăng cường viện trợ vắc xin COVID-19 giúp Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng - giải pháp lâu dài và ổn định, khi dịch bệnh do biến thể Delta lây lan trên diện rộng.

Italia và Romania tuần trước trở thành những quốc gia châu Âu mới nhất viện trợ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam, sau khi Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary và Pháp đã gửi đến Hà Nội hàng trăm nghìn liều vắc xin ngừa virus Corona.

Theo ước tính cho đến nay, các quốc gia EU đã tài trợ hoặc cam kết cung cấp tổng cộng 2,6 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam - quốc gia tham gia chương trình COVAX chia sẻ vắc xin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - đã nhận được khoảng 1/3 tổng tài trợ từ các quốc gia EU thông qua sáng kiến ​​"Nhóm châu Âu" của họ.

Trong buổi tiếp nhận 300.000 liều vắc xin AstraZeneca do Chính phủ Romania viện trợ ngày 25/8, Đại sứ Romania Cristina Romila nhấn mạnh việc Chính phủ Romania quyết định tặng Việt Nam 300.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 dựa trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước đã được thử thách trong hơn 7 thập kỷ qua.

Cũng trong ngày 25/8, Chính phủ Italia quyết định tài trợ 801.600 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX, nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19. Quyết định này là minh chứng cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và người dân Italy đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn.

Trước đó, ngày 12/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng tải trên Twitter thông tin Pháp quyết định chia sẻ cho Việt Nam 670.000 liều vắc xin Astra Zeneca thông qua cơ chế COVAX. Việc Chính phủ Pháp quyết định tăng số lượng vắc xin trên cho Việt Nam thể hiện Pháp coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Tại khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia thứ 2 sau Indonesia được phía Pháp hỗ trợ khẩn cấp vắc xin đợt này.

Vào ngày 11/8, Chính phủ Hungary tặng Chính phủ Việt Nam 100.000 liều vắc xin AstraZeneca và 100.000 bộ xét nghiệm kháng thể nhanh để đối phó với đại dịch Covid-19.

Những sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia châu Âu cho thấy sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung vắc xin hạn chế. Đồng thời, điều này cũng thể hiện mối quan hệ thân thiết, trí tình của Việt Nam với các nước.  

Một số ý kiến cho rằng, người dân châu Âu đang đền đáp tình cảm mà Việt Nam đã thể hiện khi đại dịch hoành hành ở đất nước họ vào năm ngoái. Bà Hương Lê Thu, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết: “Trong những ngày đầu của đại dịch, khi châu Âu rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, Việt Nam đã tặng thiết bị y tế cá nhân và khẩu trang cho nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu”.

Cụ thể, vào tháng 4 năm 2020, Việt Nam tặng hơn 550.000 chiếc khẩu trang cho Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Nhiều hội hữu nghị Việt Nam và các nhóm cộng đồng kiều bào ở châu Âu cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quyên góp thiết bị bảo hộ, quyên góp tiền cho các nỗ lực cứu trợ địa phương khi đại dịch tràn qua châu Âu.

Các nhóm người Việt Nam ở các nước như Cộng hòa Séc, Pháp, Đức và Ba Lan - những quốc gia có cộng đồng người Việt Nam hải ngoại lớn nhất ở châu Âu - đặc biệt tích cực trong việc kết nối và hỗ trợ trang thiết bị y tế. Cả 4 quốc gia này hiện đều đã viện trợ vắc xin cho Việt Nam.

chau au ho tro vac xin covid 19 viet nam vun dap cho tinh ban thuc day niem tin hinh 2

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự cuộc họp trực tuyến không chính thức của các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - Ảnh: BNG

Biến niềm tin thành động lực

Trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động ngoại giao vắc xin của Việt Nam, nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo và thực hiện những biện pháp để Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn cung vắc xin, cũng như được chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

Ngày 18/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, đề nghị Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ tối đa cho Việt Nam thông qua các hoạt động viện trợ, nhượng lại vắc xin, chia sẻ công nghệ, cung cấp trang thiết bị y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 và chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng gửi thư tới bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, với mong muốn EU xem xét hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam, có tiếng nói đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vắc xin cho Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay trong khu vực.

Trong một cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, đã hứa sẽ hỗ trợ đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin từ các chính phủ châu Âu.

Ông Aliberti nói rằng, "các khoản giúp đỡ gần đây của một số quốc gia thành viên EU, phản ánh tình hình khó khăn của đại dịch ở Việt Nam trong những tháng gần đây và yêu cầu hỗ trợ của chính phủ Việt Nam", đồng thời ông cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sớm ngăn chặn được đại dịch.

Việt Nam từng thành công trong cuộc chiến chống virus Corona một năm trước. Đây là cơ sở để các đối tác tin tưởng Việt Nam sẽ một lần nữa vượt qua khó khăn, để lại trở thành điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 15 của EU và lớn nhất của khối ở Đông Nam Á. Điều đó cho thấy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và EU về nhiều mặt.

Thông qua hoạt động tài trợ, các quốc gia châu Âu không chỉ muốn thể hiện tình cảm với Việt Nam, mà còn muốn khẳng định mối quan hệ gần gũi, thân thiện với Việt Nam, quốc gia nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực, cũng như vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nước châu Âu mong muốn Việt Nam sớm chấm dứt đại dịch để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp nội địa của Việt Nam, cũng như cho chính các đối tác ở châu Âu.

Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) - hiệp định thương mại thứ hai mà Brussels đã ký với một quốc gia Đông Nam Á sau hiệp định thương mại tự do trước đó với Singapore - có hiệu lực vào giữa năm 2020. Đây được xem là động lực để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoạt động thương mại, cải thiện môi trường đầu tư và nhiều vấn đề khác.

Tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo vào tối ngày 2/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, cùng với việc Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) sẽ tạo xung lực quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU cũng như giữa hai nước Việt Nam và Bỉ về kinh tế và chiến lược. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư của Bỉ sang làm ăn và hợp tác lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Bỉ có thế mạnh như vận tải biển, dịch vụ hậu cần, logistics, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Đại dịch đang hoành hành khắp Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực phải chịu sức ép rất lớn từ COVID-19 do biến thể Delta gây ra. Hơn lúc nào hết Việt Nam cần và trân trọng những sự hỗ trợ quý giá từ các nước bạn bè. Xem sự ủng hộ, giúp đỡ là động lực để Việt Nam vững tin vào cuộc chiến chống đại dịch.

Phan Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế