Châu Phi, Đông Nam Á, Mỹ Latinh hứng chịu nặng nề chất thải nhựa của Mỹ

Chủ nhật, 26/12/2021 18:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghiên cứu cho thấy xuất khẩu chất thải nhựa sang Mỹ Latinh đã tăng gấp đôi vào năm 2020 với thực tế dự đoán sẽ tăng hơn nữa khi Hoa Kỳ đầu tư vào các nhà máy tái chế.

Xuất khẩu chất thải nhựa… đến thẳng bãi rác các nước nghèo

Các tổ chức môi trường trên khắp châu Mỹ Latinh đã kêu gọi Mỹ giảm xuất khẩu chất thải nhựa sang khu vực này, bởi một báo cáo cho thấy Mỹ đã tăng gấp đôi xuất khẩu sang một số nước trong khu vực trong 7 tháng đầu năm 2020.

chau phi dong nam a my latinh hung chiu nang ne chat thai nhua cua my hinh 1

Một người phụ nữ kéo một chiếc xe chất đầy rác tái chế qua các đường phố ở New York. (Nguồn: Johannes Eisele / AFP / Getty) .

Mỹ hiện là nước xuất khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới, mặc dù đã giảm đáng kể số lượng từ năm 2015, khi Trung Quốc - trước đây là nhà nhập khẩu chất thải nhựa hàng đầu - cho biết “không còn muốn trở thành bãi rác của thế giới” và bắt đầu áp đặt các lệnh hạn chế. Ở những nơi khác trên thế giới, nhập khẩu chất thải nhựa đang tăng lên, và đặc biệt là ở Mỹ Latinh, với lao động rẻ và gần Mỹ.

Hơn 75% lượng hàng nhập khẩu vào khu vực này đến Mexico, nơi đã nhận hơn 32.650 tấn rác thải nhựa từ Mỹ từ tháng 1 đến tháng 8/2020. El Salvador đứng thứ hai với 4.054 tấn và Ecuador đứng thứ ba với 3.655 tấn, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Last Beach Cleanup, một nhóm vận động bảo vệ môi trường có trụ sở tại California.

Trong khi chất thải nguy hại nhập khẩu phải chịu thuế quan và các hạn chế nhưng chúng hiếm khi được thực thi thì chất thải nhựa nhằm mục đích tái chế mà cho đến tháng 1 năm nay vẫn chưa được coi là nguy hại theo luật quốc tế, sau khi được nhập khẩu thường có thể đến thẳng bãi rác, theo một nhà nghiên cứu với Liên minh Toàn cầu về Giải pháp Thay thế Lò đốt (Gaia).

Châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh hứng chịu nhiều nhất

Một báo cáo của Gaia được công bố vào tháng 7 cũng dự đoán sự tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực chất thải nhựa ở Mỹ Latinh do các công ty ở Mỹ và Trung Quốc đầu tư vào các nhà máy tái chế trên khắp khu vực này để chế biến nhựa xuất khẩu của Mỹ.

Một số người coi hoạt động này như một hình thức của chủ nghĩa thực dân môi trường. “Buôn bán chất thải nhựa xuyên biên giới có lẽ là một trong những biểu hiện bất chính nhất của việc thương mại hóa hàng hóa thông thường và việc chiếm đóng thuộc địa của các lãnh thổ ở phía nam để biến nơi này thành khu vực hy sinh môi trường sống”, Fernanda Solíz, giám đốc khu vực y tế tại Đại học Simón Bolívar ở Ecuador nói.

Soliz cho biết thêm rằng: “Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe không phải là sân sau của Hoa Kỳ. Chúng tôi là các lãnh thổ có chủ quyền, và chúng tôi yêu cầu tôn trọng các quyền của thiên nhiên và các dân tộc của chúng tôi”.

Vào tháng 5/2019, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đồng ý ngăn chặn dòng rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển ở phía bắc sang các quốc gia nghèo hơn ở phía nam. Được biết đến như để sửa đổi Công ước Basel, hiệp định này đã cấm xuất khẩu chất thải nhựa từ các tổ chức tư nhân ở Hoa Kỳ cho các tổ chức ở các quốc gia đang phát triển mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương.

Nhưng nghiêm trọng hơn, Mỹ đã không phê chuẩn thỏa thuận và bị cáo buộc tiếp tục đổ chất thải của mình vào các quốc gia trên thế giới, bao gồm châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh.

“Các chính phủ khu vực thất bại ở hai khía cạnh: thứ nhất là kiểm tra hải quan vì chúng tôi không thực sự biết những gì nhập vào nước này dưới vỏ bọc tái chế, và họ cũng thất bại trong các cam kết với các hiệp định quốc tế như Công ước Basel. Và ở đây, điều quan trọng là phải xem những gì có trong các loại chất thải tái chế bởi vì tái chế được coi là một điều tốt”, Camila Aguilera, người phát ngôn của Gaia cho biết.

Aguilera nói thêm: “Các quốc gia ở phía bắc toàn cầu coi việc tái chế là điều đáng tự hào mà quên mất việc thiết kế lại sản phẩm và giảm thiểu chất thải. Rất khó để các chính phủ coi nhựa như chất thải độc hại, nhưng thực tế là như vậy”.

Sơn Tùng (Theo The Guardian)

Sơn Tùng

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp