Châu Phi lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng vắc xin

Thứ hai, 05/07/2021 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Rất ít vắc xin được tiêm cho người châu Phi khi các quốc gia phải vật lộn với sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19. Một số quốc gia hiện muốn bắt đầu sản xuất vắc xin trên lục địa đen. Liệu họ có thể thành công?

Một y tá đang tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân. Ảnh: AP

Một y tá đang tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân. Ảnh: AP

Bài liên quan

Các chuyên gia lo ngại rằng làn sóng thứ ba của đại dịch đang tràn qua phần lớn châu Phi, và đây có thể là đợt đại dịch nghiêm trọng nhất. Điều kiện trên lục địa này không thể tồi tệ hơn: Biến thể delta dễ lây lan hơn của SARS-CoV-2, vốn đã tàn phá Ấn Độ, hiện đang lan rộng ở châu Phi, nơi mà phần lớn dân số chưa được tiêm chủng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC), chỉ hơn 1% người dân trên khắp lục địa này đã được tiêm chủng đầy đủ và khoảng 2,5% đã được tiêm ít nhất 1 liều. Để so sánh, trên toàn EU, ít nhất 50% người dân hiện đã được tiêm liều đầu tiên và 30% đã được tiêm đầy đủ.

Sự chênh lệch trong việc cung cấp vắc xin COVID-19 đang gây ra sự tức giận đối với nhiều chính trị gia châu Phi. Tổng thống Uganda Yoweri Museveni phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Thế giới ở Kampala vào tuần trước rằng: “Sự ích kỷ trong thế giới này là tệ hại".

Nhưng ông cũng sử dụng bài phát biểu khai mạc của mình để cảnh báo những người đồng cấp châu Phi: "Tình hình hiện tại là một hồi chuông cảnh tỉnh".

Các nước châu Phi cho đến nay hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu vắc xin từ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, không chỉ trong cuộc chiến chống lại COVID-19, mà còn để chống lại các bệnh như sởi, uốn ván và lao. Chỉ khoảng 1% số vắc xin được sử dụng trên toàn châu lục được sản xuất ở châu Phi và các cơ sở sản xuất đang hoạt động hiện chỉ tồn tại ở Tunisia, Algeria, Nam Phi và Senegal.

Một số quốc gia châu Phi hiện đang làm việc để thúc đẩy sản xuất vắc xin tại địa phương. Liên minh châu Phi muốn sản xuất 60% số vắc xin cần thiết ở châu Phi vào năm 2040.

Về cơ bản, các rào cản kỹ thuật trong sản xuất vắc xin là rất cao. Việc xây dựng các cơ sở sản xuất và chiết rót chuyên dụng rất tốn kém, kèm theo đó là các chi phí dành cho đào tạo và giáo dục thêm cho các nhân viên có trình độ.

Ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển cao như Mỹ hoặc Đức, việc phát triển và sản xuất vắc xin vẫn được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ.

Nhiều chính phủ châu Phi không đủ khả năng chi trả. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà số ít các cơ sở sản xuất hiện có ở châu Phi, chẳng hạn như các cơ sở sản xuất của Viện Pasteur ở Senegal, Tunisia và Algeria, phần lớn được tài trợ bởi các dự án hợp tác phát triển. Vì vậy, các dự án ít được tài trợ hơn ở Nigeria hoặc Ethiopia vẫn chưa thành công trong việc sản xuất vắc xin cho thị trường nội địa, mặc dù đã nỗ lực trong nhiều năm.

Hầu hết các dự án đã công bố đều nhằm mục đích sản xuất hoặc cung cấp vắc xin đã được cấp phép. Vì vậy ngoài việc đàm phán cấp phép, chỉ cần điều chỉnh dây chuyền sản xuất và mua sắm nguyên liệu thô, các dự án này có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng.

Aspen Pharmacare của Nam Phi là cơ sở đáp ứng nhanh nhất và cho đến nay là cơ sở duy nhất trên lục địa này sản xuất vắc xin COVID-19 cho công ty Johnson & Johnson của Mỹ. 

Công ty Ai Cập VACSERA có kế hoạch bắt đầu sản xuất vắc xin Sinovac của Trung Quốc trong những tuần tới. Các thỏa thuận hợp tác tương tự giữa các công ty dược phẩm châu Phi và các nhà sản xuất vắc xin quốc tế cũng tồn tại ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Senegal và Algeria.

Simon Agwale, doanh nhân công nghệ sinh học và giám đốc của Liên minh các nhà sản xuất vắc xin châu Phi (AVMI), cho biết phải mất khoảng 18 tháng để thiết lập một dây chuyền sản xuất hoàn thiện, việc đang gây cản trở lớn với các dự án phát triển vắc xin. Và có một vấn đề khác là vì đại dịch, nhu cầu của các dây chuyền máy móc này cũng tăng cao khiến châu Phi khó có thể thành công với tham vọng sản xuất vắc xin Covid-19 của mình.

Những thách thức đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng vắc xin chuyên dụng ở châu Phi là rất lớn. Ngoài những khó khăn thông thường như tài chính và thiếu chuyên môn kỹ thuật, các vấn đề xung quanh việc bảo hộ bằng sáng chế, đã được thảo luận trong nhiều tháng, vẫn chưa được giải quyết. Người ta cũng đặt ra câu hỏi liệu phần lớn các dự án hiện đang được theo đuổi ở châu Phi có thực sự khiến châu lục này bớt phụ thuộc vào các công ty dược phẩm từ các quốc gia phát triển hay không.

Theo ông, cần phải có một kế hoạch cụ thể để làm thế nào, ví dụ, các cơ sở sản xuất mRNA cần thiết cho vắc xin COVID-19 của BioNTech hoặc Moderna sau này có thể được sử dụng cho các loại vắc xin khác. Một trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA hiện đang được xây dựng ở Nam Phi và dự kiến ​​sẽ hoạt động cho đến mùa hè năm 2022.

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h
Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

(CLO) Zambia, Zimbabwe và Malawi là tâm điểm của đợt bùng phát dịch tả nguy hiểm nhất ở miền nam châu Phi trong ít nhất một thập kỷ. Kho dự trữ vắc xin nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã cạn kiệt.

Thế giới 24h
Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

(CLO) Trung Đông đang nín thở chờ đợi trong lo lắng khi Israel thề sẽ trả đũa Iran vì vụ không kích cuối tuần trước.

Thế giới 24h
Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h