Chế độ quân chủ của Thái Lan phải học cách cùng tồn tại với nền dân chủ

Thứ tư, 03/02/2021 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 1/2, quân đội Myanmar thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự. Cuộc binh biến đã dấy lên lo ngại về tình hình bất ổn ở Đông Nam Á, mà Thái Lan cũng là một điểm nóng khi âm ỉ xung đột từ lâu.

Các nhà lãnh đạo biểu tình cài một tấm bảng tuyên bố

Các nhà lãnh đạo biểu tình cài một tấm bảng tuyên bố "đất nước này thuộc về nhân dân" trong một cuộc mít tinh đông đảo gần Cung điện Hoàng gia ở Bangkok vào tháng 9 năm 2020 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Cuộc biểu tình đòi cải cách của sinh viên Thái Lan

Vào nửa cuối năm 2020, Thái Lan đã trải qua một làn sóng biểu tình quy mô lớn do sinh viên lãnh đạo. Mặc dù xứ sở chùa vàng không còn xa lạ với các cuộc biểu tình chính trị, nhưng yêu cầu của thế hệ biểu tình mới là chưa từng có trong lịch sử Thái Lan: Họ công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.

Tuy nhiên, bất kỳ lời chỉ trích, hành động phỉ báng nào đối với Nhà Vua đều bị cấm bởi một trong những điều luật khắc nghiệt nhất trên thế giới (luật khi quân), mà tháng trước ​​một cựu công chức Thái Lan đã bị kết án tù lâu nhất từ ​​trước đến nay là 43 năm sáu tháng.

George Orwell từng nói rằng ai kiểm soát quá khứ sẽ kiểm soát hiện tại. Cả hai bên trong cuộc xung đột chính trị hiện nay ở Thái Lan, gồm phe ủng hộ quân chủ và phe phản phản đối, đều ghi nhớ thông điệp này và đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát lịch sử quốc gia.

Để hỗ trợ cho yêu cầu cải cách, các sinh viên sử dụng yếu tố lịch sử Thái Lan. Trong quá khứ, Đảng Nhân dân tổ chức cuộc cách mạng năm 1932 đã thay đổi Thái Lan từ một chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến. Đây được xem là bằng chứng và động lực của phong trào sinh viên.

Trong cuộc xung đột hiện tại, hai phe ủng hộ và phản đối cũng đều đang sử dụng lịch sử để hợp pháp hóa hiện tại. Do đó, bất cứ phe nào giành được ưu thế trong việc tuyên truyền dẫn chứng lịch sử của họ có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột chính trị ngày nay. Trận chiến xuyên suốt lịch sử Thái Lan này đang diễn ra trên hai mặt trận chính: vật chất và ý thức hệ.

Cả hai bên xung đột chính trị Thái Lan đã tham gia vào việc phá hủy hoặc tạo ra các tài liệu lịch sử phù hợp với tầm nhìn của họ về Thái Lan. Trên thực tế, cuộc cạnh tranh này có trước các cuộc biểu tình năm 2020. Nhiều hiện vật của Đảng Nhân dân đã bị loại bỏ.

Năm 2017, người ta phát hiện ra rằng tấm bảng kỷ niệm Đảng Nhân dân đã bị thay thế một cách bí ẩn bằng một tấm bảng mới mang thông điệp ủng hộ chế độ quân chủ. Năm 2018, tượng đài Lập hiến thứ năm đã được "di dời" và không bao giờ xuất hiện trở lại.

Đầu năm 2020, tượng của Phraya Phahonphonphayuhasena và Plaek Phibunsongkhram, hai nhà lãnh đạo của Đảng Nhân dân, đã bị gỡ xuống và thay thế bằng tượng của cố Nhà vua Bhumibol Adulyadej. Cùng thời gian đó, Trung tâm Pháo binh Phahonphonphayuhasena và Pháo đài Phibunsongkram ở tỉnh Lopburi được đổi tên thành Pháo đài Bhumibol và Pháo đài Sirikit, tên của mẹ đương kim Nhà vua Vajiralongkorn.

Vào ngày 20 tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo biểu tình đã trả đũa. Họ đã lắp đặt một tấm bảng khác bên ngoài Grand Palace. Chính giữa tấm bảng là một bàn tay đang giơ ba ngón tay chào, xung quanh có dòng chữ: "Nhân dân đã bày tỏ rằng đất nước này thuộc về nhân dân, chứ không phải Vua như ông đã lừa dối chúng tôi".  

Câu này ban đầu là một phần trong thông báo của Phraya Phahonphonphayuhasena vào ngày diễn ra cuộc cách mạng năm 1932. Tấm bảng bằng ba ngón tay nhanh chóng được gỡ bỏ, nhưng những hình ảnh của nó được lan truyền mạnh mẽ và trở thành biểu tượng của các cuộc biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ.

Một người biểu tình ủng hộ dân chủ cầm chiếc khăn mô tả tấm bảng bằng ba ngón tay trong cuộc biểu tình ở Bangkok vào tháng 11 năm 2020 - Ảnh: Sipa / AP

Một người biểu tình ủng hộ dân chủ cầm chiếc khăn mô tả tấm bảng bằng ba ngón tay trong cuộc biểu tình ở Bangkok vào tháng 11 năm 2020 - Ảnh: Sipa / AP

Bài học lịch sử và lý do để học cách cùng tồn tại

Tầm quan trọng của tư liệu lịch sử đã được chú trọng trong nhiều bối cảnh khác nhau, đặc biệt là trong các chiến dịch Rhodes Must Fall tại Đại học Cape Town và Oxford (Anh), và việc phá hoại các bức tượng trong các cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Mỹ gần đây.  

Các đối tượng lịch sử không chỉ là lời nhắc nhở về quá khứ, mà sự tồn tại vật chất của chúng lưu giữ những câu chuyện nhất định trong câu chuyện lịch sử chính của một cộng đồng. Điều này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của cộng đồng về chính nó.

Nói cách khác, di tích có thể ảnh hưởng đến tường thuật lịch sử dựng nước và nói rộng ra là nền tảng của một đất nước ngày nay. Việc loại bỏ các đối tượng và tên gọi của Đảng Nhân dân là một cuộc tấn công có chủ ý vào lịch sử dân chủ và sự hiện diện của Thái Lan. Tấm bảng ba ngón tay mới không chỉ là lời từ chối kiên quyết cho phép xóa sổ lịch sử Thái Lan, mà còn là một biểu hiện vật chất của những lời kêu gọi dân chủ ngày nay.

Đây là nơi mà trận chiến vật chất đi vào hệ tư tưởng. Những bức tượng thường dân và di tích lịch sử của những người không thuộc giới tinh hoa là bằng chứng cho thấy quốc gia này còn được xây dựng bởi nhân dân.

Nếu những đồ vật đó bị phá hủy và thay thế bằng những đồ vật hoàng gia, thì câu chuyện lịch sử của đất nước Thái Lan sẽ thay đổi. Nhân dân biến mất. Thái Lan trở thành vùng đất của vua, mang ơn sự tồn tại của vua và được định nghĩa bởi vua.

Trận chiến ý thức hệ này vượt ra ngoài các đối tượng lịch sử. Mỗi ghi chép của lịch sử đều góp phần tạo nên một nhận thức nhất định về đất nước Thái Lan ngày nay. Ví dụ, các trí thức ủng hộ dân chủ cho rằng sách giáo khoa lịch sử Thái Lan quá dễ dàng tập trung vào chế độ quân chủ mà không chú ý đến các sự kiện dân chủ quan trọng và lịch sử của nhân dân.

Tuy nhiên, trong thời đại internet, độc quyền phổ biến và truyền bá thông tin bị phá hủy. Nhiều học giả hiện đang quảng bá một câu chuyện mới về lịch sử Thái Lan, nêu bật tầm quan trọng của người dân.

Lịch sử xây dựng quốc gia của Thái Lan có thể có những hậu quả chính trị thực sự ngày nay. Người dân Thái Lan có nên tôn kính Nhà Vua vì đã bảo tồn đất đai của họ, hay họ - với tư cách là những người lập quốc - ít nhất nên đòi hỏi quyền tự do chỉ trích nguyên thủ quốc gia của họ?

Cuộc xung đột lịch sử trở thành cuộc chiến về những gì đất nước Thái Lan đã và đang tồn tại. Không biết ai đứng sau việc di dời các vật thể lịch sử của Đảng Nhân dân, nhưng họ cần cung cấp các tư liệu và hệ tư tưởng dân chủ về không gian lịch sử của họ.

Có thể có một câu chuyện về lịch sử Thái Lan, trong đó cả người dân và nhà vua đều được tôn vinh, vì vai trò của họ trong việc xây dựng đất nước. Bản chất chế độ quân chủ và dân chủ không loại trừ lẫn nhau - chúng có thể và cùng tồn tại cả trong lịch sử và hiện tại.

Phan Nguyên

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h