Chế tài hội nghề nghiệp - cần thiết, phù hợp và hiệu quả

Thứ năm, 20/02/2020 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Việc ban hành và thực hiện “10 điều quy định về đạo đức...”, “Quy tắc sử dụng mạng xã hội…” cũng như việc thành lập Hội đồng xử lý vi phạm các cấp là cần thiết và phù hợp"- Đồng chí Phan Hữu Minh – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra HNBVN cho biết.

"Việc ban hành các văn bản này vừa bảo vệ được hoạt động báo chí chân chính của hội viên, phóng viên, vừa ngăn chặn có hiệu quả hành động và việc làm tiêu cực trong hoạt động báo chí, giữ gìn uy tín báo chí trong công chúng” - Đồng chí Phan Hữu Minh – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với báo Nhà báo & Công luận về kết quả bước đầu sau hơn 3 năm hoạt động của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam; hơn 1 năm thực hiện “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam”.

Bảo vệ hội viên, ngăn chặn vi phạm

Đạo đức báo chí trở thành một vấn đề nóng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi nhiều năm qua. Đồng chí Phan Hữu Minh nhấn mạnh: “Việc thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam 2 cấp là cần thiết và phù hợp, khẳng định các chế tài quy định vừa bảo vệ hội viên, vừa ngăn chặn vi phạm pháp luật và đạo đức”.

Trên thực tế, năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi được Quốc hội thông qua, trong đó Điều 8 giao cho Hội Nhà báo Việt Nam chăm lo công tác đạo đức nghề nghiệp. Xuất phát từ tình hình thực tế với những diễn biến nhanh chóng trong việc sử dụng mạng xã hội thiếu chuẩn mực nghề nghiệp của hội viên, phóng viên, sau khi ban hành 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện Quy tắc sử dụng mạng xã hội. Sau nữa, để theo dõi ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi của hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội và 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, ngày 30/3/2017, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký ban hành Quyết định số 533/QĐ-HNBVN thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam gồm 22 ủy viên. Thường trực Hội đồng (cấp Trung ương) có 07 đồng chí gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông), Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam. Tiếp đó, Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 111HD/HĐ-HNB hướng dẫn thực hiện Quyết định này đối với việc thành lập Hội đồng của các cấp Hội trên phạm vi toàn quốc. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 260 đơn vị tổ chức Hội thành lập được Hội đồng; trong đó, 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố (100%); 16/18 Liên Chi hội và 180 Chi hội trực thuộc Trung ương Hội.

20180909_094054

Đặc biệt, trước những hạn chế về đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo khi tham gia mạng xã hội và từ yêu cầu trực tiếp, cụ thể đối với đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, ngày 24/12/2018, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 với phạm vi áp dụng là các cấp Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí. Đối tượng áp dụng là người làm báo Việt Nam (bao gồm: Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ Nhà báo; người chưa được cấp Thẻ Nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí; người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung). Trong năm qua, Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp (HĐXLVP) các cấp đã tiến hành quán triệt, phổ biến Quy tắc này tới hội viên - nhà báo thuộc đơn vị mình đối với hội viên - nhà báo trong khi sử dụng mạng xã hội. Các ý kiến của Hội đồng xử lý vi phạm đều được các cấp hội tiếp thu, ghi nhận và xử lý, nhận được sự đồng thuận cao của hội viên - nhà báo.

Xây để chống, lấy giáo dục, nhắc nhở làm trọng

Trên thực tế, từ phương châm lấy xây để chống, lấy giáo dục, nhắc nhở làm trọng; kết quả bước đầu của các HĐXLVP đã phần nào ngăn chặn có hiệu quả vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Trong vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam thời gian qua đã tích cực đôn đốc và đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp nhà báo - hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội và Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đồng thời, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã tham mưu chủ trương, soạn thảo các quy định, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, cẩn trọng. Theo đó, đã xây dựng khoảng 148 bản báo cáo và báo cáo tại giao ban hằng tuần của Ban, Bộ, Hội, qua đó giúp lãnh đạo nắm bắt và chỉ đạo xử lý kịp thời. Trao đổi, đối thoại, nhắc nhở cho trên 300 trường hợp hội viên chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình tác nghiệp hoặc có phát ngôn chưa chuẩn trên mạng xã hội.

Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở Trung ương đã xử lý thu hồi thẻ hội viên đối với hơn 20 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp cũng theo dõi và có kiến nghị kịp thời đối với các trường hợp nhà báo sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, Thường trực Hội đồng cấp Trung ương và cấp tỉnh đã ngăn chặn, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời hàng trăm hội viên vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Cùng với đó, Hội đồng xử lý vi phạm của các địa phương, đơn vị đã xử lý và trình lên Hội đồng xử lý cấp Trung ương để xem xét 09 trường hợp vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam...

Rõ ràng là, việc thực hiện nghiêm túc Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo - hội viên đã làm thay đổi cơ bản tác động của việc sử dụng mạng xã hội của hội viên - nhà báo khi số vụ vi phạm liên quan đến mạng xã hội đã có chiều hướng giảm. Đại đa số các nhà báo - hội viên sau khi được học tập, quán triệt Quy tắc tại các cấp hội đã ý thức được sâu sắc, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm chính trị của người làm báo khi tham gia mạng xã hội, trong xử lý nguồn tin trên mạng xã hội phục vụ tác nghiệp.

Trong vấn đề này, Trưởng Ban Kiểm tra cũng đưa ra một số những giải pháp trong thời gian tới. Đó là cần tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao hơn nữa vị trí của Hội đồng xử lý bằng điều lệ hóa trong nhiệm kỳ XI. Bởi đồng chí cho rằng, trong tình hình hoạt động báo chí thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường và công nghệ, việc có thêm các công cụ để làm giảm thiểu sai phạm, vi phạm đạo đức của người làm báo là quan trọng. Vì vậy, Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phải tiếp tục được củng cố, tăng cường để phát huy vai trò ngăn chặn, xử lý các vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngay từ cơ sở nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối thiểu vi phạm pháp luật trong tác nghiệp của hội viên. Đồng thời, Ban Kiểm tra các cấp Hội do đại hội bầu, cần thực hiện tốt vai trò Thường trực Hội đồng xử lý, lấy các quy định xử lý đã ban hành, tham mưu để xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, kịp thời, chính xác. Song song với đó, cũng cần tiếp tục kiện toàn nhanh chóng, kịp thời Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở các  quy định, cũng cần có sự chủ động trong thực hiện mối quan hệ phối hợp công tác của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở.

Như vậy, thời gian qua những chế tài mà Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra đã được triển khai nghiêm túc, chuẩn mực, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín của HNBVN. Điều đó cũng khẳng định, chúng ta tăng cường giáo dục pháp luật, có thêm các quy định, chế tài của hội nghề nghiệp có hiệu quả và tác dụng vô cùng to lớn trong đời sống báo chí.

Sông Mây

Tin khác

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội