Chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có đủ để “bơm máu” cho nền kinh tế?

Thứ tư, 07/07/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm ngoái, để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, Chính phủ đã ban hành 2 gói hỗ trợ lớn, với tổng số tiền lên tới 78.000 tỷ đồng. Trong khi đó, gói hỗ trợ năm nay chỉ bằng 1/3, tức là 26.000 tỷ đồng.

Đơn giản thủ tục để giải quyết triệt để cơ chế xin - cho

Ngày 1/7, Chính phủ đã chính thức ban hành gói 26.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong giai đoạn dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp. Rút kinh nghiệm từ đợt trước, gói hỗ trợ lần này có nhiều điểm mới, trong đó đã cắt giảm đi nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, để tăng tốc độ giải ngân của gói hỗ trợ.

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ ban hành, có tính chất tương tự với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đó.

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ ban hành, có tính chất tương tự với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đó.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nhận xét: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ ban hành, có tính chất tương tự với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đó. Cả hai gói hỗ trợ đều hướng tới những doanh nghiệp, người lao động chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, 2 gói hỗ trợ này đều có sự khác biệt. Cụ thể, nếu gói 62.000 tỷ đồng trước đó, được sử dụng hỗ trợ cho tất cả người dân cả nước, thì gói 26.000 tỷ đồng đợt này, chỉ dành cho một số người đủ điều kiện được hưởng, như người lao động bị hoãn hợp đồng lao động, người nghỉ việc không lương, lao động mang thai;....

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng có rất nhiều thủ tục phức tạp, ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được gói hỗ trợ này. Từ đó, làm giảm đi tính hiệu quả của gói hỗ trợ.

Đồng tình với nhận định này, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nhận xét: Ngoài việc thủ tục xét duyệt phức tạp, trong quá trình áp dụng chính sách của Chính phủ, còn có hiện tượng, một số cơ quan thực thi chính sách “đẻ” thêm các điều kiện con, nhỏ lẻ, không có trong quy định, để tạo ra cơ chế xin - cho. 

Trong khi đó, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đợt này được cắt giảm 2/3 thủ tục, thời hạn tiếp nhận, xem xét và giải quyết các hồ sơ giảm từ 4 ngày xuống chỉ 1 - 2 ngày. Đặc biệt, để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ này, Trung ương sẽ ứng trước một phần kinh phí cho các địa phương.

Nhận định những điểm mới trong cơ chế xét duyệt hồ sơ, TS Ánh hoan nghênh sự đổi mới Chính phủ. Tuy nhiên ông Ánh kiến nghị, ngoài việc cắt giảm thủ tục, Chính phủ nên xem xét thực hiện theo cơ chế tự động, ai đủ điều kiện thì tự động được hỗ trợ, chứ không cần đơn xin hay giấy tờ chứng minh gì hết. Điều này sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng xin - cho của các cán bộ thực thi chính sách.

26.000 tỷ đồng có đủ để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động?

Năm 2020, ngoài gói 62.000 tỷ đồng, Chính phủ còn ban hành thêm gói 16.000 tỷ đồng, để doanh nghiệp vay với lãi suất bằng 0% để trả lương, giữ chân người lao động. Như vậy, tổng số tiền của hai gói hỗ trợ này lên tới 78.000 tỷ đồng.

Năm 2021, Chính phủ mới chỉ xét duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. So với các năm ngoái, gói hỗ trợ này chỉ bằng 1/3.

Năm 2021, Chính phủ mới chỉ xét duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. So với các năm ngoái, gói hỗ trợ này chỉ bằng 1/3.

Trong khi đó, năm 2021, Chính phủ mới chỉ xét duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. So với các năm ngoái, gói hỗ trợ này chỉ bằng 1/3. Do đó, nhiều ý kiến quan ngại, số tiền này nhỏ và không đủ để hỗ trợ những đối tượng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Không đồng tình với nhận định này, TS Vũ Đình Ánh chia sẻ: “Nếu sử dụng hết gói hỗ trợ này, Chính phủ có thể xem xét có thêm gói bổ sung. Vì thế, theo tôi không cần lo lắng là gói này có đủ hỗ trợ hay không. Còn thực tế khi triển khai thấy có vấn đề gì bất cập thì điều chỉnh luôn, tránh trường hợp cứ kêu nhưng lại không điều chỉnh”. 

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng lần này có nhiều điểm mới so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng năm trước. Đó là giản lược đến 2/3 thủ tục, điều kiện, đơn giản, thông thoáng nhất.

So với gói hỗ trợ trước, thủ tục tiếp nhận, xem xét và giải quyết các hồ sơ là 4 ngày, thì nay cần rút xuống chỉ 1 - 2 ngày. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ này, Trung ương sẽ ứng trước một phần kinh phí cho các địa phương. Đặc biệt, mỗi Thứ trưởng được giao phụ trách một lĩnh vực, phải sát sao và có trách nhiệm đến cùng.

anhtuyentruyen

Việt Vũ

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp