(CLO) Ngoài ra, các cơ sở giáo dục có hợp tác đầu tư của nước ngoài phải công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài...
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã có nhiều nội dung mới trong hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Theo đó, Nghị định số 124/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 86/2018/NĐ-CP như đơn giản hóa 14/21 biểu mẫu trong Nghị định số 86/2018/NĐ-CP;
Bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ, báo cáo trực tuyến, quy định về việc khai thác, chia sẻ dữ liệu chung giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh;
Cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; bảo đảm tính công khai, minh bạch; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về lộ trình đầu tư theo tiến độ để phù hợp thực tế khi mới thành lập cơ sở giáo dục và số lượng học sinh còn ít, đảm bảo hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Cụ thể Nghị định quy định đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về trách nhiệm công khai cho học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về cơ sở giáo dục, cụ thể là cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, phụ huynh học sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP quy định tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và nội dung hoạt động của nhà trường; không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, với tên của các tổ chức phi chính phủ;
Không gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng của cơ sở giáo dục và nội dung chương trình giảng dạy; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng và chương trình đào tạo của liên kết đào tạo với nước ngoài, cụ thể là cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực.
Chương trình đào tạo của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định cụ thể về thành lập Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam, góp phần thu hút có chọn lọc cơ sở giáo dục đại học có chất lượng đầu tư.
Cụ thể là, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục đại học được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới của một trong ba năm gần nhất;
Phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động theo các tiêu chuẩn đào tạo và kiểm định của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu (tuy nhiên, các điều kiện về cơ sở vật chất và chuẩn giảng viên không được thấp hơn quy định đối với cơ sở giáo dục Việt Nam).
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về chất lượng Chương trình giáo dục mầm non và phổ thông nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam, cụ thể là Chương trình giáo dục mầm non và phổ thông của nước ngoài nếu đưa vào thực hiện ở Việt Nam phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận hoặc được kiểm định chất lượng, phải được giảng dạy trực tiếp ít nhất 05 năm ở nước ngoài và phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình giáo dục của nước ngoài phải xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương để quản lý nội dung, chất lượng các chương trình giáo dục của nước ngoài khi thực hiện tại Việt Nam.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông đang thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục nước ngoài cho học sinh Việt Nam không phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục, nhưng phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về việc thực hiện chương trình giáo dục nước ngoài trong thời gian 06 tháng kể từ ngày Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực.
Nghị định số 124/2024/NĐ-CP bổ sung quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi, quyền hạn được giao có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong lĩnh vực này tại địa phương.
Quy định này góp phần nâng cao vai trò chủ động và tăng cường công tác quản lý và trách nhiệm của địa phương trong hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình lúc đêm khuya vào thứ Ba (3/12), chỉ trích phe đối lập và gây chấn động khắp cả nước.
(CLO) Chiều 3/12, tại Trụ sở Trung tâm thông tấn quốc gia, Đoàn đại biểu Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng dẫn đầu đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
(CLO) Motorola Moto G35 ra mắt ngày 10/12 tại Ấn Độ, nổi bật với màn hình 120Hz, camera 50MP, pin 5000mAh sạc 20W, thiết kế da thuần chay và nhiều tính năng hiện đại.
(CLO) Triển lãm nghệ thuật “Họa Cam Thảnh Cảm” với mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
(CLO) Sau 3 ngày tranh tài, Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Đặc biệt, tại giải có sự hiện diện của các “bóng hồng” cầm vợt thi đấu “nảy lửa” đến trận cuối cùng.
(CLO) Ngày 3/12, đoàn Hội Nhà báo tỉnh Chiangmai (Thái Lan) đã đến thăm và làm việc với Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP). Tiếp đoàn có Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng Biên tập Bùi Thị Hồng Sương, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM Nguyễn Tấn Phong...
(CLO) Ngày 3/12 , Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ nhóm đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
(CLO) Hơn 600 camera được triển khai lắp đặt ở hơn 190 điểm, trải đều rộng khắp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. Trong đó, tập trung tại các nút giao thông như: vòng xuyến, ngã ba, ngã tư các tuyến đường chính nội thị, các tuyến giao thông trọng điểm và các mục tiêu quan trọng… là các cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 4/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trung Trung Bộ có mưa rải rác và có nơi có dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Hiện nay, khu vực Nam Bộ xuất hiện sương mù, giảm tầm nhìn do không khí lạnh ở phía Bắc khuếch tán sâu xuống phía Nam hình thành rãnh áp thấp tạo nên độ ẩm không khí cao.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng kiểm tra và họp chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành; 11 tháng, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%; Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình…
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình mong muốn Bắc Giang phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra; thực hiện tốt công tác đóng góp cho văn kiện và tổ chức Đại hội Đảng các cấp; sẵn sàng cho giai đoạn tăng tốc, bứt phá, phát triển trong giai đoạn vươn mình của dân tộc.
(CLO) Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, chiều nay ngày 3/12 Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã diễn ra lễ bế mạc. Đây là giải đấu đem đến nhiều cảm xúc cho cả vận động viên và cổ động viên, thắp sáng tinh thần thể thao, khơi dậy tinh thần đồng đội.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, bộ máy tinh gọn nhưng công việc vẫn ngày càng nhiều lên, thời gian hoàn thành nhiệm vụ cấp bách hơn, chất lượng công việc đòi hỏi cao hơn, phạm vi quản lý rộng hơn. Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp mỗi cán bộ nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, bộ máy tinh gọn nhưng công việc vẫn ngày càng nhiều lên, thời gian hoàn thành nhiệm vụ cấp bách hơn, chất lượng công việc đòi hỏi cao hơn, phạm vi quản lý rộng hơn. Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp mỗi cán bộ nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
(CLO) Đại học Bách khoa Hà Nội vừa mở cổng đăng ký cho các thí sinh có nguyện vọng tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2025. Đây là đơn vị bắt đầu cho mùa tuyển sinh năm 2025 sớm nhất với các kỳ thi riêng.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, đối với thí sinh, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau đã và đang chuẩn bị.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chênh lệch điểm trúng tuyển một cách bất hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển, đồng thời đẩy điểm chuẩn của phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT lên rất cao do chỉ tiêu dành cho phương thức này không còn nhiều.
(CLO) Theo bà Nguyễn Thu Thủy: “Thí sinh không cần lo lắng, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau mà các em đã và đang chuẩn bị”.
(CLO) Tình trạng xét tuyển đại học dựa vào kết quả tổng kết nhưng không căn cứ điểm tổng kết của học kỳ II lớp 12 dẫn tới tình trạng chưa học xong phổ thông đã trúng tuyển đại học cũng như tình trạng sao nhãng học tập ở những tháng cuối cấp.
(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 961.793 trẻ được tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 tại 31 tỉnh, thành phố.
(CLO) Hiện nay, việc các trường đua nhau tuyển sinh sớm, tuyển sinh thiếu quy chuẩn dẫn đến chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp thấp, đẩy điểm chuẩn đầu vào lên rất cao, có ngành gần điểm tuyệt đối gây nên bất bình đẳng. Điều này sẽ được thay đổi nếu như đề xuất trong Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thông qua.
(CLO) Theo ông Hùng Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới mở, liên kết quốc tế hiện chưa được kiểm định chất lượng.
(CLO) Thiếu tá Đào Mạnh Tú (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết: Tình trạng an toàn mạng đối với trẻ em tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp. Các em tiếp cận Internet từ rất nhỏ, nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng.