Tác nghiệp tại Trạm quản lý bảo vệ rừng 67

Chiếc mũ gắn sao vàng là biểu tượng về lòng quả cảm của người lính bộ đội cụ Hồ

Chủ nhật, 18/10/2020 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhà báo Lê Văn Chương, bức ảnh những chiếc mũ còn sót lại mà anh chụp, là "mong muốn truyền đi thông điệp về sự hi sinh nhưng sẽ còn sống mãi với non sông đất nước. Vì chiếc mũ gắn sao vàng là biểu tượng về lòng quả cảm của người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng".

Chiều muộn ngày 14/10, hàng trăm chiến sĩ tập trung đào bới giữa đám bùn lầy rộng khoảng 5.000 m2 để tiếp tục tìm kiếm 13 bộ đội và lãnh đạo huyện Phong Điền mất tích tại Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Có mặt kịp thời để thông tin cho độc giả vào thời điểm đó, Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- Báo Biên Phòng đã di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế. Anh thuê xe máy của người dân để đi đến xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên từ trung tâm xã để đến được khu vực xảy ra sự cố sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 là quãng đường rất xa với 20km, có những đoạn bị chia cắt, trơn trượt xe máy không thể di chuyển được.

Những chiếc mũ cối còn sót lại hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng. ảnh: Lê Văn Chương

Những chiếc mũ cối còn sót lại hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng. ảnh: Lê Văn Chương

Anh Lê Văn Chương cho biết: "Khi tới đoạn có suối, không thể qua được, các anh bộ đội trực chốt ở khu vực này hướng dẫn tôi gửi xe máy ở trạm để vẫy xe cấp cứu xin đi nhờ vào trong. Sau khoảng 10 phút tôi may mắn đi nhờ được một xe cấp cứu di chuyển vào. Ngồi trên xe tôi thấy nhiều đồ dùng rất đơn sơ, chỉ có cáng, chiếu, một chiếc chăn. Nhìn thấy cảnh tượng đó tôi rất xúc động, những người lính khi ra trận có ba lô, súng, ống.., khi trở về tất chỉ có bấy nhiêu thôi".

Khi tới được Trạm quản lý bảo vệ rừng 67, cảnh tượng tang hoang hiện ra trước mắt anh. Đó là khu vực sạt lở rộng khoảng 5.000 m2, hàng trăm chiến sỹ đang nỗ lực tìm kiếm đồng đội. Địa điểm này nằm giữa một thung lũng, phía sau hoàn toàn không có vách núi dựng đứng, mà chỉ là một dãy núi thấp, thoai thoải.

Nơi đặt Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 nằm gần một mép vực nhỏ. Toàn bộ bùn đất đã lùa trạm quản lý bảo vệ rừng đổ về phía vực. Điều khó khăn đối với việc tìm kiếm bị nhân đôi, vì ngoài bùn lầy thì nhiều cành cây ngã đổ đan chéo vào nhau, tạo thành một tấm phên nằm ẩn dưới bùn làm cản trở tốc độ tìm kiếm.

Giữa bãi bùn lầy khổng lồ, hàng trăm người lính với chiếc xẻng trên tay. Nhưng cũng có vài người lính lặng lẽ với chiếc cây sắt dài hơn một mét đi thăm dò từng vị trí, phán đoán đồng đội của mình đang nằm ở chỗ nào dưới đất lạnh.

Tìm kiếm đồng đội tại Trạm Kiểm lâm đã bị đất đá vùi lấp. ảnh:Lê Văn Chương

Tìm kiếm đồng đội tại Trạm Kiểm lâm đã bị đất đá vùi lấp. ảnh:Lê Văn Chương

Anh Chương nhớ lại: “Hôm đầu tiên đến khu vực này trước mắt tôi bãi bùn đó như một chiếc mũ khổng lồ, nó phồng rộp, bên trong chứa nước, nhiều chỗ khi tôi đi vào chân thụt xuống sâu. Nhưng hôm sau nước chảy đỡ đi, những tảng đá lớn lô nhô lộ ra. Tôi vẫn sử dụng giầy thể thao, đôi giầy khá bền nhưng khi ra cũng phải vứt bỏ vì bị ngấm bùn và bị đá sắc nhọn làm rách quá nhiều”.

Trong quá trình tác nghiệp, anh Lê Văn Chương ghi lại toàn bộ quá trình tìm kiếm của các lực lượng quân đội, những khó khăn mà họ gặp phải, việc đưa phương tiện, thiết bị vào tìm kiếm…sau đó là sử dụng chó nghiệp vụ.

Trong đó, bức ảnh những chiếc mũ cối còn sót lại tại hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng được anh chụp lại và đăng tải trên báo Tiền Phong đã để lại nhiều cảm xúc cho độc giả. Trong quá trình tác nghiệp và tìm kiếm cùng các chiến sỹ, anh vẫn mong muốn có một hình ảnh gì đó mang tính biểu tượng, để truyền cảm xúc cho khán giả.

Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- Báo Biên Phòng tác nghiệp trong mùa lũ.

Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- Báo Biên Phòng tác nghiệp trong mùa lũ.

Theo anh Chương: “Nếu như đưa quá nhiều hình ảnh về đất đá, bùn hay những thân cây bị vùi lấp như thế sẽ quá thương tâm với người xem, đặc biệt là những gia đình các cán bộ chiến sỹ. Mình chọn hình ảnh ba chiếc mũ dính bùn, úp trên một đống đá vì chiếc mũ gắn sao, là biểu tượng của người lính bộ đội cụ Hồ. Dù họ còn hay mất thì những ngôi sao trên mũ vẫn mãi lấp lánh, đó là danh tiếng mà họ để lại. Khi sống là chiến đấu hết mình và khi mất đi vẫn còn để lại những cao quý cho đời”.

Sự hi sinh luôn là đau xót nhưng người lính vì đất nước vì dân tộc họ vẫn luôn chấp nhận. Đó giống như một lời thề khi bước chân vào hàng ngũ của quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong suốt quá trình tác nghiệp ở đây, nhà báo Lê Văn Chương gần như không bị mệt, vì anh cũng là những người lính khác, anh hiểu rằng những người đồng đội, cán bộ của nhân dân còn đang nằm đó. Anh luôn động viên chia sẻ những với những người lính, họ đang đi tìm đồng đội của mình, rằng phải cố gắng, chạy đua với thời gian...để hoàn thành nhiệm vụ, vẫn biết còn nhiều thử thách.

Giống như nhiều chiến sỹ khác, anh cũng sử dụng lương khô với nước suối để duy trì sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ. Để kịp thời thông tin tới, bạn đọc, trước khi mặt trời lặn anh đã di chuyển ra trung tâm xã để gửi tin và ảnh về cơ quan, một phần vì khu vực tìm kiếm gần như không có sóng, không có 3G. Nhà báo Lê Văn Chương tâm sự: “Trong quá trình đưa thông tin về cuộc tìm kiếm tôi cũng thông tin về những cơm mưa rừng, về tình hình thời tiết tạo bất lợi cho cuộc tìm kiếm. Mưa sẽ lại kẹt đường, việc đưa thêm phương tiện vào hỗ trợ càng khó khăn hơn”.

Nhà báo Lê Văn Chương phỏng vấn ông Hoàng Phước Đông, nhân viên bảo vệ rừng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Nhà báo Lê Văn Chương phỏng vấn ông Hoàng Phước Đông, nhân viên bảo vệ rừng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Khó khăn trong tác nghiệp là vậy, nhưng anh Chương vẫn luôn tự nhủ với lòng mình, cần cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục nắm địa bàn và thực hiện nhiệm vụ, thông tin kịp thời bạn đọc. Chiếc mũ cối gắn ngôi sao vàng sẽ là biểu tượng còn mãi theo thời gian, 13 cán bộ chiến sỹ đã đi về nơi xa, họ đã nằm lại vì nhân dân. Và những ngày này hàng chục nghìn cán bộ chiến sỹ vẫn tiếp tục dầm mình trong mưa lũ, cứu giúp nhân dân ở những nơi hiểm nguy gian khó nhất.

Và hành trình sẽ vẫn tiếp tục, nhà báo Lê Văn Chương chia sẻ: “Trước mắt tôi cũng xin cơ quan tiếp tục đi tác nghiệp ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3, vẫn ở trong rừng sâu... Vì là phóng viên nên tôi luôn chấp nhận mọi khó khăn vất vả, tinh thần làm việc luôn giữ vững, tất cả vì đồng bào miền trung ruột thịt”.

Lê Tâm

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo