Chiến lược phát triển EVN đến 2030: Trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, bền vững

Thứ sáu, 15/10/2021 13:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 1/4/2021, EVN sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, bền vững, hiệu quả.

Năm 2025, chuyển thành doanh nghiệp số

Mục tiêu phát triển của EVN là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần. Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%. Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.

chien luoc phat trien evn den 2030 tro thanh tap doan kinh te manh ben vung hinh 1

EVN đã và đang vận hành hệ thống điện và thị trường điện một cách an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam.

Về cung cấp điện, EVN chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Phát triển các hệ thống điều độ tiên tiến, ứng dụng rộng rãi công nghệ lưới điện thông minh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm 110kV trong giai đoạn 2021 - 2025 và 100% các trạm 220 kV giai đoạn 2025 - 2030.Đến năm 2030, phát triển được 01 tổ chức khoa học công nghệ, với 1 - 2 phòng thí nghiệm.

Giai đoạn 2030 - 2045, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện đạt mức tiên tiến, ngang tầm với các nước đang phát triển trong khu vực.

Bên cạnh đó, Tập đoàn tiếp tục nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, phấn đấu từ năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.

chien luoc phat trien evn den 2030 tro thanh tap doan kinh te manh ben vung hinh 2

EVN hướng tới tiếp cận công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn, tin cậy và bảo vệ môi trường

Phát triển hệ thống điện đồng bộ, hợp lý

Theo định hướng đến năm 2045, EVN đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.

EVN cũng hướng tới tiếp cận công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn, tin cậy và bảo vệ môi trường. Rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn.

Vận hành hệ thống điện và thị trường điện một cách an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam. Đảm bảo chi phí sản xuất và chi phí mua điện hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường điện.

Luôn cải tiến, đổi mới lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng tới cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, trở thành doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng vào loại chuyên nghiệp, hiện đại.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo tình hình tài chính của EVN luôn lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nưởc đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; có đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ; xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với giá trị cốt lõi của EVN; thúc đẩy năng lực sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững, quá trình hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của Tập đoàn.

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Tập đoàn, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, chú trọng nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của EVN.

Bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực của EVN là chính, đồng thời phát huy hiệu quả của các nguồn lực bên ngoài…

Để triển khai hiệu quả chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của EVN để đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN.Theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của EVN, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc trong quá trình thực hiện; tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho EVN phát triển bền vững.Tạo điều kiện thuận lợi cho EVN trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện cho đất nước.

Thủ tướng cũng đã giao cho Bộ Công Thươnf: Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo các dự án đầu tư được đưa vào vận hành đúng tiến độ; Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, đặc biệt là than, khí. Chủ trì triển khai các điều kiện cần thiết cho hoạt động và phát triển của thị trường điện lực, đảm bảo thị trường điện hoạt động thực chất và có hiệu quả, tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển hệ thống điện.Chủ trì xây dựng chính sách quản lý nhu cầu tiêu thụ điện của khách hàng.

Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng hệ thống khung pháp lý, tiêu chuẩn hạn chế những công nghệ lạc hậu, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều điện như luyện kim, xi măng.

Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính phối hợp Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.

Phương Anh

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp