Chiến lược phòng chống dịch cần bảo đảm cân bằng giữa y tế và kinh tế - xã hội

Thứ ba, 12/10/2021 19:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, năm 2022 cần làm rõ chuyển hướng trong phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép với trọng tâm thích ứng an toàn với dịch, vì vậy kế hoạch chiến lược phòng chống dịch cần được tích hợp, bảo đảm tối ưu và cân bằng giữa yếu tố y tế và kinh tế-xã hội.

Tiếp theo phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 12/10) cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm 2022. Sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này và các đại biểu cho ý kiến thảo luận.

chien luoc phong chong dich can bao dam can bang giua y te va kinh te  xa hoi hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Bài liên quan

Đánh giá rõ hơn công tác điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của các địa phương

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021. Cụ thể: việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ - tín dụng và an sinh xã hội để hỗ trợ cho người dân và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 đánh giá rõ hơn kết quả, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ.

Đánh giá rõ hơn công tác điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương và làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, những hạn chế lớn, nhất là hành lang pháp lý để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế, việc đầu tư sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị, quản lý dân cư... bộc lộ trong quá trình phòng, chống dịch thời gian qua để có các chiến lược, chính sách phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá làm rõ hơn nguyên nhân các chỉ tiêu không đạt, đặc biệt với chỉ tiêu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP cả năm; về chuyển đổi số; khả năng tăng thu và việc giảm chi và mức bội chi hợp lý, những tác động đến nợ công, kinh tế vĩ mô; việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2021 và năm 2022; tiến độ một số dự án trọng điểm, tình hình triển khai thực hiện các công trình quan trọng quốc gia; tăng trưởng tín dụng, kết quả xử lý nợ xấu, tình hình nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục không được tiến hành theo đúng kế hoạch. Năng lực y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở còn nhiều hạn chế. Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề cần sớm triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn để chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến trong cả nước. Ngoài ra, tăng trưởng thương mại toàn cầu phục hồi chậm do ảnh hưởng bởi gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải biển; một số vấn đề cũng cần được phân tích, đánh giá kỹ như cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước quá chậm và chưa đạt kết quả như yêu cầu.

chien luoc phong chong dich can bao dam can bang giua y te va kinh te  xa hoi hinh 2

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra.

Đánh giá kỹ bối cảnh năm 2022 để có kịch bản phù hợp

Thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý một số nội dung cần được đánh giá, làm rõ thêm trong các báo cáo nhất là việc triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phát biểu ý kiến về nội dung trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có kết luận có yêu cầu báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh, do đó một mặt cần chuẩn bị sớm báo cáo này, đánh giá tình hình triển khai, đề xuất chiến lược giải pháp thời gian tới; mặt khác báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó, chủ động đánh giá việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết này.

Về các nội dung thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá theo từng khu vực kinh tế, lĩnh vực để tiếp tục cụ thể hóa các nội dung mà Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đã đề cập. Chủ tịch Quốc hội gợi mở, trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn duy trì tăng trưởng trong Quý 3/2021 và đóng góp vào tăng trưởng chung 0,35%. Do đó, cần đánh giá rõ vai trò trụ đỡ của nông nghiệp và đẩy mạnh nông nghiệp như thế nào trong thời gian tới; khẳng định vai trò bệ đỡ vững chắc cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần vào duy trì an toàn trật tự xã hội, an sinh xã hội và tại địa phương.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, chuỗi cung ứng đứt gãy và phụ thuộc vào thị trường quốc tế, logistic, vận tải hàng hóa, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn. GDP khu vực công nghiệp xây dựng này trong Quý 3 giảm 5,02%, đưa mức tăng 9 tháng chỉ còn 3,57%. Ngoài ra, ngành dệt may da giày tăng xuất khẩu chậm, hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, mất đơn hàng khách hàng đã và đang diễn ra. Khu vực dịch vụ, lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất và để phục hồi lại là không đơn giản.

Mặt khác, một số ngành có mức tăng trưởng khá và hưởng lợi trong bối cảnh dịch bệnh như thông tin truyền thông, viễn thông, khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp chế biến chế tạo liên quan đến dược phẩm, thiết bị y tế…Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là những lĩnh vực cần có phân tích cụ thể, để có giải pháp cho từng lĩnh vực, mà không thể chung chung.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đến giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 cần làm rõ các nội dung tập trung ưu tiên, đồng thời đánh giá kỹ bối cảnh năm 2022 để có kịch bản phù hợp. Theo đó, trong năm 2022 làm rõ chuyển hướng trong phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép với trọng tâm thích ứng an toàn với dịch bệnh, vì vậy kế hoạch chiến lược phòng chống dịch cần được tích hợp và tính toán bảo bảm tối ưu và cân bằng giữa yếu tố y tế và kinh tế - xã hội.

Cần quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội, tính toán thời điểm nơi lỏng có kiểm soát tránh tư tưởng nóng vội, không chủ quan; thống nhất cần có chương trình tổng thể để phục hồi phát triển kinh tế và có đề xuất về tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, khôi phục các hoạt động xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

(CLO) Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tin tức
Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức
Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.

Tin tức
Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Tin tức
Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ, thấu hiểu và cùng nỗ lực hài hoà hoá thủ tục để hai bên cùng thắng khi rút ngắn được thời gian chuẩn bị và triển khai các dự án.

Tin tức