Chiến thuật chống COVID-19 chia nhỏ, quản chặt, "nhanh-gọn-hiệu quả" đang phát huy tại TP. HCM

Thứ bảy, 18/09/2021 11:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Gò Vấp (TP. HCM) chiến thuật chống COVD-19 tại quận đang áp dụng là “chia nhỏ, quản chặt, dọn sạch, thắng dịch, do dân”.

Từ địa bàn nóng về dịch COVID-19, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) đã nhanh chóng thay đổi giải pháp, từ chỗ cách ly tập trung nay để tránh tối đa lây nhiễm chéo bằng chiến lược chăm sóc tốt F0 tại nhà.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Gò Vấp cho biết hiện nay ở khu cách ly của quận chỉ còn 341 người. Còn toàn bộ hệ thống khu cách ly tạm ở phường có 1.125 người.

Trong khi số F0 tại nhà khoảng 2.200. Số ở nhà tuy vẫn còn cao nhưng được huy động tối đa các lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ các y bác sĩ, trạm y tế lưu động chăm sóc, thăm hỏi, phát thuốc.

Các số điện thoại luôn đảm bảo liên thông hai chiều giữa F0 và các nhân viên y tế. Đặc biệt, nhóm nguy cơ được phân loại ra sẽ theo dõi sát sao hơn.

chien thuat chong covid 19 chia nho quan chat nhanh gon hieu qua dang phat huy tai tp hcm hinh 1

Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm y tế Gò Vấp (người mặc áo xanh).

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Hòa chiến thuật chống COVD-19 hiện nay trên địa bàn áp dụng là “chia nhỏ, quản chặt, dọn sạch, thắng dịch, do dân”.

Lý giải về chiến thuật này, ông Hòa cho biết người dân nếu không chủ động cùng chính quyền chống dịch thì khó thắng được COVID-19.

Chia nhỏ là thay vì “bắt” F0 dồn hết lên khu thu dung tập trung của quận với vài ngàn người thì chia nhỏ ra.

Nhóm nào đủ điều kiện thì cho ở nhà. Không đủ điều kiện ở nhà, sợ lây nhiễm chéo thì đưa lên các khu thu dung, cách ly tạm thời ở phường.

Từ sự chia nhỏ này sẽ quản lý chặt chẽ hơn. Đối với nhóm đưa lên các điểm thu dung ở phường thì hàng ngày các y bác sĩ thăm khám cũng thuận lợi.

Sự quyết liệt này giúp nắm vững các F0, tiến đến bóc tách và dọn sạch F0 ra khỏi cộng đồng. Chỉ có như vậy mới thắng được dịch.

Ông Hòa còn cho biết, người có điều kiện tốt, đủ tiêu chí cách ly ở nhà thì chúng tôi để họ ở nhà.

Quân y từ trạm y tế lưu động kết nối, thăm hỏi, chăm sóc. Còn những người không đủ điều kiện nhưng không chịu lên khu cách ly tạm ở phường. Chúng tôi động viên họ cách ly tại Phường để không xảy ra lây nhiễm chéo, kích hoạt trạng thái sẵn sàng ứng phó khi chuyển nặng.

Còn những F0 thuộc đối tượng có nhiều nguy cơ, bệnh nền, tuổi cao, chỗ ở không đảm bảo… động viên đi tới khu cách ly tập trung để được y bác sĩ theo dõi sát.

“Căn cứ vào thực tế để linh động thời gian thu dung, cách ly. Có trường hợp test ra dương tính xong khai thác kỹ triệu chứng để tính toán số ngày họ đã nhiễm SARS-CoV-2 để vận dụng linh hoạt thời gian cách ly” – bác sĩ Hòa chia sẻ.

Liên quan đến công tác điều trị, bác sĩ Nguyễn Trung Hòa cho biết thêm, hiện số trạm lưu động và nhân lực tăng giảm tuỳ theo tình hình dịch bệnh. Lúc đầu quận có 15 trạm lưu động để quản lý vài trăm F0 tại nhà. Nếu số ca bệnh tăng thì dự kiến sẽ nâng lên 25 trạm.

Tuy nhiên hiện quận đã có giải pháp kéo giảm số F0 trong các khu thu dung tập trung nên đến nay toàn quận có tổng cộng 16 trạm y tế cố định và 19 trạm y tế lưu động. 35 trạm y tế đủ lực để chăm sóc số lượng F0 mà quận hiện có.

“Chúng tôi thực hiện chiến dịch “đầu vào-đầu ra” nghĩa là test sớm mà âm tính hoặc không còn khả năng lây nhiễm thì cho ra sớm chứ không nhất thiết cứ chờ đến 7 ngày hay 14 ngày nữa.

Vậy nên F0 trong khu thu dung, cách ly tập trung từ 5.000 tụt xuống còn hơn 3.000.

Sau đó cứ 10 ngày lại test đầu ra. Những người đã có triệu chứng cả tuần rồi mà giờ không còn nữa, sau 7 ngày là test thấy ổn thì cho về nhà.

Hiện nay cả quận chỉ còn khoảng 3.500 F0. Ở khu thu dung, cách ly tập trung hơn 1.300, số còn lại ở cộng đồng trong các phường” – vị này cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa chia sẻ: Ở Gò Vấp ngay khi số F0 nhiều có một số người chưa chuyển đi thu dung,  cách ly tập trung kịp, quận đã khuyến cáo triển khai tủ thuốc ở các trạm y tế để phát cho người dân.

Các loại thuốc bổ tăng cường miễn dịch được phát nhiều. Sau đó, các túi thuốc được triển khai thì F0 nào ở nhà cũng được tư vấn, phát thuốc. Các túi thuốc này rất tốt vừa giúp người dân an tâm vừa điều trị bệnh.

Từ đó các ca bệnh chuyển nặng đã giảm, không có nhiều biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt là gói thuốc  được một số bác sĩ quân y tư vấn kỹ càng, người dân sẵn sàng tiếp nhận và sử dụng, không có bất thường nào xảy ra. 

Cuối cùng vị này nhấn mạnh, có hai yếu tố quan trọng nhất làm giảm chuyển nặng, giảm tối đa tử vong. Các trạm y tế lưu động có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia cấp cứu nhanh-gọn-hiệu quả… các ca bệnh có chuyển biến xấu. Khi nào dịch được cơ bản kiểm soát, trạm y tế cố định của các phường mới có thể đảm đương được.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe