Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018:

Chiến thuật “khoanh vùng” và đi đến cùng sự việc

Thứ sáu, 21/06/2019 20:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Loạt bài phóng sự điều tra về việc phá quy hoạch rừng phòng hộ, xây dựng trái phép trên đất rừng tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội của nhóm phóng viên Quán Tuấn, Trần Quốc, Đức Anh - báo Nhà báo và Công luận giành được giải C Giải BCQG lần thứ XIII- 2018.

Đây cũng là loạt bài đã gây tiếng vang trong lòng độc giả và dư luận xã hội, từng vinh dự được Ban tổ chức Hội báo toàn quốc năm 2019 trao tặng giải A cho “Phóng sự xuất sắc về đề tài môi trường và biến đổi khí hậu năm 2018”. Câu chuyện tác nghiệp được một trong 3 tác giả của loạt bài: nhà báo Quán Tuấn – Trưởng Ban Nội chính – Pháp luật Báo Nhà báo và Công luận chia sẻ:

Nhà báo Nguyễn Quán Tuấn, bút danh Thành Vinh trong một lần nhập vai tác nghiệp về tình trạng phá rừng.

Nhà báo Nguyễn Quán Tuấn, bút danh Thành Vinh trong một lần nhập vai tác nghiệp về tình trạng phá rừng.

1. Trong những chuyến công tác tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nhóm phóng viên đã phát hiện tình trạng có nhiều cá nhân từ năm 2015 đến tháng 8/2018 vào các xã Minh Trí, Minh Phú thu mua đất rừng sau đó tiến hành xây dựng nhà ở, các khu homestay nghỉ dưỡng, biệt thự, lâu đài với quy mô lớn. Khu vực đất rừng được thu mua nằm tại ven hồ Đồng Đò, xã Minh Trí và khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú đều là những nơi có rừng rất đẹp, có cảnh quan và có thể di chuyển dễ dàng từ trung tâm TP. Hà Nội lên đây nghỉ dưỡng. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi việc phá rừng để xây dựng là phá đi lá phổi xanh của Hà Nội, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu và gây ra nhiều hậu quá khó lường.

Thực tế, câu chuyện phá rừng phòng hộ Sóc Sơn không mới bởi đã diễn ra từ những năm trước khi Chính phủ chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ vào cuộc và đã chỉ rõ nhiều sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc biệt là việc xây dựng trái phép các công trình trên đất rừng. Vậy mà câu chuyện “xẻ thịt” rừng phòng hộ vẫn chưa có hồi kết, chuyện “trên nóng, dưới lạnh” vẫn diễn ra và đâu là “nút thắt” đằng sau đó... cứ mãi là nỗi trăn trở của chúng tôi. Vì lẽ đó, chúng tôi đã quyết tâm vào cuộc theo đuổi tuyến bài này.

IMG-8579

2. Điều tra, đi đến cùng sự việc, không ngại va chạm chính là tâm thế mà lãnh đạo Báo Nhà báo & Công luận luôn đặt ra với các phóng viên của Báo. Được sự nhất trí của Ban Biên tập, nhóm phóng viên đã lên kế hoạch “tác chiến” ngay sau đó. Sự “công khai” sai phạm, ngang nhiên thách thức pháp luật của nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã dần được phanh phui với liên tiếp các tuyến bài trên báo điện tử congluan.vn.  Nhà báo Quán Tuấn kể lại: Trong quá trình tác nghiệp thực tế, nhận thấy khu vực xã Minh Trí, Minh Phú là hai nơi có diện tích rừng phòng hộ rất rộng nên chúng tôi tổ chức khoanh vùng khu vực có mức độ vi phạm lớn, đó là khu hồ Đồng Đò (thôn Minh Tân, xã Minh Trí) và khu lâm trường Sóc Sơn (thôn Lâm Trường, xã Minh Phú).

Tại khu vực ven hồ Đồng Đò, chúng tôi đã tiến hành ghi nhận và xác minh sự việc. Thực tế đập vào mắt là cảnh tượng, ở ven khu hồ Đồng Đò có hàng chục công trình xây dựng lớn nhỏ có diện tích từ vài trăm mét vuông đến hàng nghìn mét vuông, thậm chí có cá nhân còn tiến hành san gạt cả đất giữa lòng hồ để xây dựng. Những công trình xây dựng tại đây tập trung chủ yếu là dạng biệt thự, nhà bán biệt thự, nhà hàng. Thậm chí tại khu vực này việc mua bán đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ trao tay vô cùng dễ dàng. Khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú thì tình trạng xây dựng còn rầm rộ hơn với hàng chục homestay nghỉ dưỡng, khu sinh thái đón khách lưu trú qua đêm, nhà ở, biệt thự nhà vườn đều có diện tích hàng nghìn mét vuông. Những quả đồi trồng rừng bị san gạt tạo đường đi và những khu đất xây dựng từ dưới chân lên tới đỉnh đồi. Xung quanh đường vào được bê tông hóa. Qua quá trình điều tra, thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy tại hai khu vực xã Minh Trí, Minh Phú có những điểm chung là, việc mua bán đất rừng phòng hộ diễn ra công khai, dễ dàng; những công trình xây dựng tại đây đều trái phép và phần lớn là của các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành mua gom đất và sau đó xây dựng để bán, kinh doanh thu lợi.

Thực trạng xây dựng trái phép tại rừng MInh Phú, Sóc Sơn.

Thực trạng xây dựng trái phép tại rừng MInh Phú, Sóc Sơn.

“Để đi đến thành công của tác phẩm ngày hôm nay, tôi và anh em đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn với nhiều mồ hôi, công sức và áp lực. Quá trình phát hiện vấn đề về phá rừng phòng hộ và xây dựng trái phép tại Sóc Sơn, Hà Nội đã đặt ra hàng loạt những câu hỏi để làm sao truyền tải tới bạn đọc một cách đầy đủ, chính xác nhất”- nhà báo Quán Tuấn trăn trở. Theo đuổi đề tài này, nhóm tác giả đã mất nhiều tháng trời từ khi phát hiện sự việc đến quá trình tiếp cận hiện trường việc phá rừng, khoét núi rồi thâm nhập thực tế và đưa ra ánh sáng.

Chia sẻ về những khó khăn khi “thâm nhập” thực tế, nhà báo Quán Tuấn bảo rằng, để tìm hiểu chủ nhân những công trình xây dựng trái phép như các khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng, homestay... là ai? Họ đến từ đâu?... là rất khó bởi người địa phương mặc dù có chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cho người đứng ra mua nhưng người đó chưa phải là chủ nhân thực sự. Quá trình tiếp cận với cơ quan chức năng để tìm hiểu thông tin cũng gặp nhiều khó khăn và nhiều khi là sự bất hợp tác trong cung cấp hồ sơ để chúng tôi có được thông tin chính xác nhất. Ngay cả khi làm việc với lãnh đạo xã, huyện và Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, các cơ quan làm việc đều không cung cấp tài liệu, hồ sơ hoặc chỉ cung cấp mang tính chất nhỏ giọt khiến việc tiếp cận vụ việc gặp nhiều khó khăn.

Sự “thông tin nhỏ giọt” của địa phương, dĩ nhiên không là nguyên nhân khiến cho nhóm phóng viên báo Nhà báo & Công luận chùn bước. Những phương án tiếp cận tài liệu khác nhau, sự kiên trì đã giúp họ có được những tài liệu quan trọng để chứng minh chính xác sự việc và phản ánh. Với hàng trăm, hàng nghìn héc ta rừng phòng hộ bị tàn phá để xây dựng trái phép sau đó tiến hành kinh doanh thu lợi, chúng tôi nhận thấy phải có những bài viết sâu sắc, chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân sự việc. Danh tính các cá nhân sở hữu và quá trình xây dựng của các cá nhân, chủ sở hữu công trình trên đất rừng này dần được hé lộ.

3. Với nhóm tác giả, sự tưởng thưởng lớn nhất cho những khó khăn, thử thách  trong quá trình tác nghiệp là sau khi loạt bài được đăng tải, rất nhiều tờ báo đã cùng vào cuộc, từ đó tạo nên sức mạnh và hiệu lực xã hội lớn, độc giả và dư luận hết sức quan tâm. Ngày 10/10/2018, trong công văn số 4893/UBND-ĐT gửi báo điện tử Congluan.vn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo: UBND TP giao Thanh tra Thành phố tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay tại xã Minh Trí và Minh Phú, huyện Sóc Sơn và việc thực hiện các nội dung theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Thành phố, chỉ đạo xử lý sau Thanh tra của UBND TP liên quan đến quản lý, sử dụng đất rừng tại các kết luận thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra, báo cáo UBND TP. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo công tác thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn; đảm bảo kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

“Đến nay, công tác thanh kiểm tra của UBND TP. Hà Nội đối với việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn đang tiến hành. Tuy nhiên, với hiệu ứng tích cực từ dư luận và sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan chức năng đã làm cho loạt bài phóng sự điều tra của tôi và đồng nghiệp trên báo Nhà báo và Công luận được đánh giá cao, đem lại thành công cho tác phẩm. Nhân đây, tôi thay mặt anh em đồng nghiệp cảm ơn Ban biên tập báo đã ủng hộ, có nhiều ý kiến đóng góp để chúng tôi có được những phản ánh kịp thời và sâu sắc” – nhà báo Quán Tuấn trải lòng.

Khi được hỏi về cảm xúc của anh và tác giả thực hiện loạt bài “Loạt bài về xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn” khi tác phẩm tạo được những hiệu ứng xã hội tích cực, được dư luận đánh giá cao, được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng uy tín, nhà báo Quán Tuấn cho biết, thành công ngày hôm nay mới chỉ là bước khởi đầu, đồng thời cũng là động lực để anh và các đồng nghiệp- phóng viên của Báo Nhà báo và Công luận bước tiếp trên hành trình làm báo với những thành công hơn nữa phía trước.

Bảo Hà (Ghi)

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo