Chính phủ điện tử: Đường có còn xa?

Thứ sáu, 11/01/2019 12:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại Việt Nam, Chính phủ điện tử (CPĐT) được bắt tay xây dựng từ những năm 2000, gắn với quá trình đổi mới thể chế, cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, theo nhận xét của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tốc độ thực hiện rất chậm, kết quả còn rất hạn chế. 

Chặng đường thực hiện

Năm 2016, Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam được Liên Hợp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2014. Chỉ số CPĐT được tính toán dựa trên 3 lĩnh vực quan trọng nhất là dịch vụ công trực tuyến (OSI), chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI). Trong báo cáo mới nhất Chỉ số phát triển CPĐT 2018 của Liên Hợp quốc, Việt Nam được đánh giá cải thiện cả 3 chỉ số thành phần. Từ vị trí 89 năm 2016, Việt Nam tăng 1 bậc về chính phủ điện tử, nhưng chỉ khiêm tốn xếp ở vị trí thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Brunei. Và trong hơn 15 năm qua, Việt Nam luôn ở mức trên dưới 100, mức trung bình thấp của Bảng xếp hạng. Nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu. Nền tảng cho CPĐT là cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng với tốc độ chậm, các hệ thống thông tin dữ liệu cũng chưa được kết nối thông suốt.

Đánh giá của Văn phòng Chính phủ (VPCP), còn nhiều nội dung triển khai CPĐT chưa được như mong đợi như: Còn rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng CNTT; việc triển khai ở một số nơi còn mang tính hình thức; việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu Quốc gia, hạ tầng CNTT làm nền tảng phục vụ phát triển CPĐT còn chậm; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn mang nặng tính thủ công, giấy tờ...

Dự thảo “Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025” đặt mục tiêu đến hết năm 2020, Việt Nam nằm trong Nhóm 4 quốc gia đứng đầu ASEAN về Chỉ số phát triển CPĐT của Liên Hợp quốc. Đây không chỉ là “cuộc đua” hình thức, xếp hạng đơn thuần mà liên quan trực tiếp đến người dân, DN, đến tín nhiệm của quốc gia trong thu hút đầu tư, cạnh tranh của nền kinh tế, trong đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. 

Theo World Bank, tham gia CPĐT, lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào tăng trưởng và giảm chi phí... Trên thế giới, Estonia, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Israel đang là những quốc gia dẫn đầu, nhanh chóng nắm bắt những lợi thế của chính phủ số. Trong đó, Estonia được biết tới như “quốc gia số hóa” thành công nhất trên thế giới. Việc áp dụng CPĐT kết hợp kinh tế số giúp cho 99% dịch vụ công tại nước này được hỗ trợ trực tuyến, GDP tăng 2% mỗi năm. Tại Hàn Quốc, chỉ riêng việc áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã giúp tiết kiệm tới 8 tỷ USD/năm.

Thủ tướng yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần đồng tâm hiệp lực để hành động thành công. CPĐT phải gắn liền trách nhiệm người đứng đầu. Để xây dựng thành công CPĐT đang rất cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ từ cấp T.Ư tới các địa phương. “Việt Nam đang thiết lập Ủy ban quốc gia về CPĐT do Thủ tướng là Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo các thành viên khác của Ủy ban là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ liên quan, đồng thời có sự tham gia của khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công tư trong triển khai nhiệm vụ này” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Mới hoàn thành một số nhiệm vụ?

Tại Việt Nam, đến nay, tất cả các tỉnh, TP. trên cả nước đã kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản tới VPCP, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất thông suốt từ T.Ư tới các địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan. Riêng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thiện liên thông có sử dụng chữ ký số. Nhiều dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 đã được thực hiện. Tuy vậy, tại nhiều địa phương hiện vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức của một số đơn vị, cán bộ công chức về việc triển khai ứng dụng CNTT chưa cao, nhân lực CNTT còn thiếu và yếu. Ngoài ra, các vấn đề cơ chế, kinh phí, nguồn lực cho CPĐT cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức như:

Cách mạng 4.0 đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước, nghĩa là phải thay đổi tư duy và cách thức quản lý phù hợp cũng như tăng cường an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng. Việc ứng dụng CNTT tại nhiều địa phương hiện vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức của một số đơn vị, cán bộ công chức về việc triển khai ứng dụng CNTT chưa cao, nhân lực CNTT còn thiếu và yếu. Theo nhiều chuyên gia thì cái khó hiện nay trong việc xây dựng CPĐT ở Việt Nam là chưa đáp ứng được về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thêm vào đó việc tích hợp, trao đổi thông tin giữa hệ thống dịch vụ công (DVC) trực tuyến của địa phương với các bộ, ngành cũng chưa theo một chuẩn thống nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước đang ở quy mô nhỏ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin trên diện rộng. Việc điều hành xử lý công việc qua mạng chưa thường xuyên liên tục. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức 3, 4) cung cấp cho người dân và doanh nghiệp chưa nhiều. Ngoài ra, các vấn đề cơ chế, kinh phí, nguồn lực cho Chính phủ điện tử cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Báo Công luận
 

Chính phủ điện tử: Xu hướng tất yếu

Để tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đạt được, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng trong thời gian tới, khắc phục những hạn chế tồn tại, từng bước hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số và nâng cao năng lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy Chính phủ. Đồng thời cần bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng và tiếp tục nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc cũng như đóng góp vào việc gia tăng các chỉ số cạnh tranh và chỉ số phát triển của quốc gia.

Nhìn vào thành quả của các nước trên thế giới, có thể nói, triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và là con đường để tạo lập phồn vinh cho dân tộc. Để có bước đột phá mạnh mẽ, Việt Nam cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của thế giới và xây dựng các bước triển khai cụ thể, trực diện với hiệu quả cao nhất.

Với tinh thần như vậy, hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết mới của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Đây sẽ là định hướng cụ thể để triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.

Theo báo cáo của VPCP, trong quý II/2018, đã có hơn 2.400 dịch vụ mức độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương xây dựng và vận hành, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 cả nước đang cung cấp lên gần 50.000 dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức 4 là mức cao nhất, cho phép người dân và Chính phủ giao dịch hoàn toàn qua môi trường mạng, kể cả việc nộp phí. Trong tổng số gần 50.000 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, số dịch vụ do địa phương cung cấp là 47.774 dịch vụ, chiếm tới 96,8%; tổng số dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp là 1.578, chiếm 3,2%.

Đắc Nguyên

 

 

baogiay

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm