Chính phủ nêu hàng loạt lý do khiến FDI giảm trong 6 tháng đầu năm

Thứ tư, 21/07/2021 07:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chính phủ, việc hạn chế bay giữa Việt Nam với các nước đối tác, đã cản trở các nhà đầu tư mới vào Việt Nam để khảo sát, đưa ra quyết định đầu tư.

Dòng vốn FDI đăng ký vào các dự án nhỏ giảm mạnh

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, tính đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm FDI đăng ký tại Việt Nam ước đạt 15,27 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 9,55 tỷ USD, giảm 43,3% về số dự án nhưng tăng 13,2% về số vốn đăng ký. 460 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6%.

Việc hạn chế bay giữa Việt Nam với các nước đối tác, đã cản trở các nhà đầu tư mới vào Việt Nam để khảo sát, đưa ra quyết định đầu tư.

Việc hạn chế bay giữa Việt Nam với các nước đối tác, đã cản trở các nhà đầu tư mới vào Việt Nam để khảo sát, đưa ra quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, 1.855 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD, giảm 55% số lượt góp vốn, mua cổ phần và giảm 54,3% về giá trị vốn góp. Giải ngân vốn FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Chính phủ, vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư điều chỉnh vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh giảm so với cùng kỳ. Sự biến động này chủ yếu nằm ở nhóm các dự án quy mô nhỏ.

Cụ thể, số lượng dự án có quy mô dưới 1 triệu USD giảm 47,7% so với cùng kỳ 2020; số lượng dự án mới có quy mô dưới 5 triệu USD giảm 48,2% và giảm 56,1%; số lượng dự án mới có quy mô từ 5 triệu USD đến dưới 50 triệu USD giảm 13,4% và giảm 43%. Ngược lại, số lượng dự án mới có quy mô trên 50 triệu USD tăng 73,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Chính phủ nhận định: Việc giảm số lượng dự án cấp mới cũng như điều chỉnh vốn quy mô nhỏ, trong khi vốn đầu tư đăng ký tăng đã làm tăng quy mô bình quân của các dự án cấp mới và điều chỉnh vốn so với cùng kỳ. 

Quy mô vốn bình quân tăng từ gần 6 triệu USD/dự án mới trong 6 tháng năm 2020 tăng lên 11,8 triệu USD/dự án mới trong 6 tháng năm 2021 và tăng từ 7,1 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 8,9 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn.

Hạn chế bay làm cản trở dòng vốn FDI tiếp cận vào thị trường Việt Nam

Cũng theo thông tin từ Chính phủ, đầu tư theo phương thức góp vốn mua cổ phần trong 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm cả về số lượt góp vốn mua cổ phần lẫn giá trị vốn góp. 

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường M&A trên thế giới nói chung và cả Việt Nam bởi đặc thù của M&A cần có sự tham gia trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. 

Việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số giao dịch M&A lớn trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng ảnh hưởng đến việc giảm giá trị M&A trong 6 tháng đầu năm.

 Mặc dù giảm cả về số lượt góp vốn mua cổ phần cũng như giá trị vốn góp, mức độ giảm đang được cải thiện dần.

Giải thích nguyên nhân  làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, Chính phủ cho biết: Một số nguyên nhân khách quan như FDI toàn cầu giảm, dịch Covid tại các quốc gia đối tác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,..) vẫn diễn biến phức tạp, các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì biện pháp hạn chế dịch chuyển đã ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn nêu một số nguyên nhân khách quan khác, như nhà đầu tư trong làn sóng đầu tư mới yêu cầu phải đáp ứng ngay các điều kiện về đất đai, nhân lực, nguồn cung nguyên vật liệu, thủ tục nhanh gọn, ưu đãi cạnh tranh, tuy nhiên trong một số trường hợp ta không đáp ứng đủ các điều kiện mà nhà đầu tư đặt ra.

Về nguyên nhân chủ quan, Chính phủ cho biết: Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam đã làm giảm số lượng và tăng về chất lượng. Các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác đang bị tạm dừng, hoặc nếu có vào được thì thủ tục cũng rất phức tạp nên phần nào hạn chế các nhà đầu tư mới vào Việt Nam để khảo sát, đưa ra quyết định đầu tư;

Ngoài ra, các thủ tục đầu tư kinh doanh vẫn còn là một rào cản; hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu sự chủ động và trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài nếu tiếp tục với cách làm truyền thống sẽ kém hiệu quả.

Việt Vũ

Tin khác

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

(CLO) Tính đến hết tháng 4 năm 2024, ngành thuế tỉnh Hưng Yên thu ngân sách nội địa ước đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán giao cả năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm