Chính phủ thời gian lao!

Thứ năm, 07/01/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2020 đầy “giông bão” đã đưa Chính phủ vào những thách thức chưa từng có trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng như lời Thủ tướng: “Gian lao bao nhiêu thì chúng ta cố gắng thêm bấy nhiêu. Đó không phải là áp lực, mà là niềm vui phấn đấu”, nhờ đó mà chúng ta đã đạt được thành tích kép.

1.  “Quyết liệt” có thể nói là phác họa đầu tiên, là một trong những cụm từ “trúng nhất” khi nói về những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2020. Quyết liệt trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh và quyết liệt trong việc kiến tạo các quyết sách bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng. Việt Nam không  là ngoại lệ khi đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai sạt lở, lũ lụt liên tục ập đến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung… gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.  Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.  Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Với mục tiêu kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm ổn định, an toàn xã hội, Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, phù hợp với thực tiễn và thực lực của đất nước. Sự quyết liệt đó thể hiện rõ nét từ việc chỉ trong khoảng thời gian không dài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành liên tiếp 07 chỉ thị, 35 công điện và kết luận chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

Từ chỉ đạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị, nhất là các lực lượng tiền phương chống dịch như y tế, quân đội, công an, ngoại giao và các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng lòng, chung tay hành động với phương châm “4 tại chỗ”, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao hơn và sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Xây dựng các kịch bản ứng phó, xử lý linh hoạt, sáng tạo, kịp thời các tình huống phát sinh; giãn cách xã hội ở phạm vi, quy mô phù hợp. Công tác thông tin, truyền thông bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời; chủ động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong phòng, chống dịch; thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân và đón khoảng 45 nghìn công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước an toàn, thể hiện đạo lý tốt đẹp, đùm bọc, chia sẻ trong khó khăn, hoạn nạn của dân tộc ta. Nhờ những nỗ lực ấy, Tổ chức Y tế Thế giới, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá “Thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh: PV

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh: PV

2. Nói năm 2020 là năm đầy gian lao với Chính phủ quả thực không hề là ngoa ngôn. Bởi, thực tế mọi mặt đời sống - kinh tế - xã hội của đất nước thời dịch Covid-19 đã cho thấy, chỉ phòng chống dịch thôi là không đủ. Kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, vượt khả năng kiểm soát, điều trị, tiến tới chung sống an toàn - đó chỉ là một trong hai mục tiêu cơ bản mà Chính phủ đã đặt ra trong năm 2020. Bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu để nền kinh tế đạt tăng trưởng ở mức cao nhất - cũng là một đích đến nữa mà Chính phủ quyết liệt đặt ra cho năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi và động viên người dân bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi và động viên người dân bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung.

Không chỉ là mục tiêu, Chính phủ đã hành động và hành động quyết liệt. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người lao động, người dân mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, Chính phủ đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ như: miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách, cơ cấu lại nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay…

Đặc biệt, gói hỗ trợ trị giá khoảng 62 nghìn tỷ đồng hướng tới 20 triệu người thuộc bảy nhóm đối tượng, trong đó sáu nhóm đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách, một nhóm đối tượng doanh nghiệp được vay lãi suất ưu đãi 0% để hỗ trợ như “liều thuốc” bổ trợ kịp thời để thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, việc ban hành các chính sách để hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, người lao động… có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một “Chính phủ hành động” như phương châm nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao quà cứu trợ cho người dân bị lũ lụt tại Hà Tĩnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao quà cứu trợ cho người dân bị lũ lụt tại Hà Tĩnh.

Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước hỗ trợ tiền trực tiếp cho người dân bằng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Nhận xét “gói hỗ trợ trực tiếp cho người dân là chưa có tiền lệ và đó không chỉ là tiền, mà còn là rất nhiều tình cảm và trách nhiệm”, theo đại biểu Hoàng Văn Cường (ĐBQH Đoàn Hà Nội) “Chính phủ giữ đúng cam kết về mục tiêu phát triển kinh tế bao trùm, không để ai phải ở phía sau”.

3. Những thách thức lớn mà Chính phủ phải đối mặt không dừng lại ở đó. Vừa trải qua sự ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19 thì cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung lại phải oằn mình gánh chịu sự tàn phá nặng nề của thiên tai. Cuộc sống người dân miền Trung vốn dĩ đã rất khó khăn nay thiên tai lũ lụt đã càng khiến bội phần khó khăn. Tết sắp đến, Xuân sắp về mà cái đói, cái rét chực chờ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh.

Tất cả buộc Chính phủ phải hành động ngay, hành động nhanh. Để ứng phó với mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có 5 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo. Không chỉ vậy, người đứng đầu Chính phủ đã trực tiếp đến thăm, làm việc với các địa phương để kịp thời chia sẻ, động viên và trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ và cứu hộ, cứu nạn.

Tinh thần là không để người dân thiếu đói, dịch bệnh, màn trời chiếu đất” - mệnh lệnh ấy được người đứng đầu Chính phủ đưa ra trong chuyến làm việc, thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ ngay sau khi thiên tai ập đến. Không chỉ là lời nói, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các địa phương kịp thời khắc phục hậu quả bão lũ. Cụ thể, Thủ tướng đã quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 5 tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. 

4. Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi suy thoái sâu nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929-1933, Việt Nam vẫn là một trong số ít những nền kinh tế duy trì được tăng trưởng dương.

Đó thực sự là “quả ngọt” cho những nỗ lực, cho sự quyết liệt với tâm thế: “Chậm lại chút sẽ thụt lùi, trong khi người dân đòi hỏi đất nước từng ngày tiến bước”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái, với việc chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt “mục tiêu kép”, Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương ở mức khá. Nhiều địa phương đã vươn lên trở thành những động lực kinh tế quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước, có địa phương đã đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục trong hàng thập niên, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Như nhận định của đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), năm 2020 là một năm khó khăn chồng chất khó khăn, chúng ta phải gánh chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có do dịch bệnh, thiên tai khó lường. Nhưng nước ta cơ bản vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tăng trưởng đạt hơn 2%, vẫn là điểm sáng trong khu vực và thế giới.

Tháng 4/2020, khi đại dịch Covid-19 còn chưa bước vào làn sóng thứ hai, các chuyên gia kinh tế đã dự đoán cần ít nhất 2 năm để nền kinh tế phục hồi. Khoảng thời gian ấy chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn nữa khi tới những ngày cuối cùng của năm 2020, khi tại nhiều nơi trên thế giới, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, số người mắc và tử vong vẫn không ngừng tăng lên còn vắc xin trị Covid-19 thì vẫn còn phải chờ.

Như vậy, rõ ràng, khó khăn sẽ còn bộn bề ở phía trước. Nhưng với sự quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hoàn toàn có thể tin rằng: Khó khăn nào cũng sẽ vượt qua…

Thành Vinh

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn