Chính quyền đô thị TP. Hồ Chí Minh: Chớ để “bình mới rượu cũ”

Thứ năm, 19/11/2020 09:04 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Quốc hội khóa XIV vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Đây được kỳ vọng sẽ là một động lực mới giúp chính quyền TP. nâng cao quyền tự chủ, phát huy sự năng động, sáng tạo, trở thành nơi mà cán bộ thể hiện tốt nhất vai trò công bộc của dân.

1. Theo Nghị quyết, tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM sẽ gồm: Chính quyền TP.HCM có HĐND và UBND. Ở quận và phường không có HĐND mà chỉ có UBND. Các huyện, thành phố, xã, thị trấn của TP.HCM được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (tức có cả HĐND và UBND).

Về quản lý điều hành, cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm Chủ tịch, không quá ba Phó Chủ tịch, các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. UBND phường gồm Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và các công chức khác.

Người và gia súc tại khu vực ngập nước Thủ Thiêm - quận 2. Ảnh: Hữu Khoa

Người và gia súc tại khu vực ngập nước Thủ Thiêm - quận 2. Ảnh: Hữu Khoa

Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM; UBND và Chủ tịch UBND quận, phường. Khi không còn HĐND quận thì HĐND TP. sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận. “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND TP. đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; trường hợp có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì HĐND TP. đề nghị Chủ tịch UBND TP. xem xét, quyết định theo thẩm quyền”, Nghị quyết nêu rõ.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 và việc tổ chức chính quyền đô thị được thực hiện từ 1/7/2021. Do đó, HĐND và UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc nhiệm vụ vào 30/6/2021. Kể từ 1/7/2021, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này.

Như vậy, sau Hà Nội và Đà Nẵng (được Quốc hội thông qua Nghị quyết cho thí điểm tổ chức chính quyền đô thị vào tháng 11/2019 và tháng 6/2020), TP.HCM được bắt tay ngay vào xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Về việc này, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, là do TP.HCM đã có hơn 6 năm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên toàn địa bàn, cho thấy nhiều kết quả tích cực, như tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, tiết kiệm ngân sách...

2. Điểm khác biệt lớn nhất của chính quyền đô thị TP.HCM với chính quyền đô thị ở Hà Nội và Đà Nẵng là mô hình thành phố thuộc thành phố.

Tại Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; UBND, Chủ tịch UBND TP. thuộc TP.HCM. Đây cũng là nội dung mà có đại biểu cho rằng không hợp lý vì trên thực tế chưa có đơn vị hành chính này. Tuy nhiên, băn khoăn trên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải: “Đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã tại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã cụ thể hóa tên gọi là “TP. thuộc TP. trực thuộc Trung ương”. Mặc dù năm 2015 chưa có TP. thuộc TP. trực thuộc Trung ương nào được thành lập, nhưng Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành đã quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND TP. thuộc TP. trực thuộc Trung ương…

Đó là góc độ về quản lý điều hành. Còn dưới góc nhìn phát triển đô thị, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài TP. phía Đông (gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức), TP.HCM dự kiến sẽ phát triển 3 đô thị vệ tinh nữa, gồm phía Bắc (quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn), phía Tây (quận Bình Tân, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh), phía Nam (toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh).

Kế hoạch phát triển 4 đô thị vệ tinh này đem tới nhiều lạc quan, nhưng cũng gây không ít quan ngại bởi hạ tầng giao thông cả 4 khu vực đều đang quá tải. Đáng chú ý, trong khi các dự án hạ tầng lớn đang triển khai hoặc còn trên giấy thì các dự án bất động sản khu vực này lại càng thêm hỗn loạn, tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững của TP.

Cần lưu ý, theo số liệu thống kê thị trường bất động sản quý 3/2020 tại TP.HCM, các dự án căn hộ tập trung chủ yếu ở “khu Đông”, chiếm hơn 77% nguồn cung mới. Phân khúc nhà phố/biệt thự khu vực này cũng chiếm khoảng 64%. Điều này tiếp tục gây nỗi hoang mang về kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm, phát sinh các điểm nóng khiếu nại tố cáo về đất đai kéo dài mà tới nay TP.HCM vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

3. Khi Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM được Quốc hội thông qua, về việc không tổ chức HĐND quận, phường, ông Huỳnh Thanh Nhân - Giám đốc Sở Nội vụ TP. khẳng định: Mục tiêu trọng tâm của mô hình chính quyền đô thị là tổ chức bộ máy một cách tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra, mô hình sẽ giúp TP. tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hướng đến tính minh bạch trong hoạt động quản lý…

Về vai trò giám sát khi TP.HCM không tổ chức HĐND quận, phường, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết: Đề án tổ chức chính quyền đô thị được TP. ấp ủ từ năm 2007 sau khi nghiên cứu mô hình nhiều nước. “Nếu không tổ chức HĐND quận, phường, sẽ không mất thời gian chờ cơ quan quyền lực cấp đó quyết những việc có thể triển triển khai ngay. TP. cần cơ chế này!”, bà Tâm đánh giá.

TP.HCM giờ đã có những cơ chế “độc nhất” như ấp ủ. Trao đổi với báo giới về bước ngoặt này, ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) nhấn mạnh: “Chất lượng cán bộ cùng với việc sàng lọc, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ là việc mấu chốt để chính quyền đô thị TP.HCM phát huy tốt nhất theo yêu cầu của Nghị quyết!”.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, 5 năm qua, Thành ủy TP.HCM đã xem xét kỷ luật tới 2.849 đảng viên, trong đó có 270 đảng viên bị khai trừ, rất nhiều trong số đó vướng sai phạm, vi phạm về quản lý đất đai, xây dựng.

Thế nên, để mô hình chính quyền đô thị TP.HCM đi vào thực chất, thì vấn đề then chốt của thành phố là cải tổ về con người, phải thông qua các thiết kế về tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành,… để chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân. Cán bộ cũng phải được lựa chọn, phải thể hiện được trọn vẹn và đầy đủ nhất vai trò công bộc của dân.

Nếu không, chính quyền đô thị sẽ chỉ là “bình mới rượu cũ”, với những lời hô hào sáo rỗng!

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn