Chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch là sự bổ trợ kịp thời, ý nghĩa

Chủ nhật, 26/09/2021 06:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng rất hợp lý, đúng ý nghĩa.

Người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

chinh sach ho tro nguoi lao dong doanh nghiep vuot qua dai dich la su bo tro kip thoi y nghia hinh 1

Sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là ý nghĩa và hợp lý trong thời điểm này.

Bài liên quan

Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức hỗ trợ sẽ dựa trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Trong đó, mức hỗ trợ thấp nhất là 1,8 triệu đồng đối với người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng; mức hỗ trợ cao nhất là 3,3 triệu đồng đối với người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên.

Riêng đối với người sử dụng lao động sẽ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Dư luận cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của người lao động cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động thì việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP là rất kịp thời, góp phần chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận về vấn đề này, PGS.TS Phạm Tất Thắng- Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho biết: “Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới tất cả các thành phần trong nền kinh tế, thế nhưng, suy cho cùng, người lao động là bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiếp đó là doanh nghiệp”.

chinh sach ho tro nguoi lao dong doanh nghiep vuot qua dai dich la su bo tro kip thoi y nghia hinh 2

PGS.TS Phạm Tất Thắng- Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương).

Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, chính bởi vậy, các quốc gia đều tìm mọi cách để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. “Ví dụ, ở các nước phát triển, họ gửi thẳng tiền vào tài khoản cho người dân, đặc biệt là những người không có thu nhập. Trước hết, để giúp người dân vượt qua đại dịch, nhưng cái quan trọng nữa là, đối với nền kinh tế thị trường, đó là một biện pháp kích cầu. Khi có “cầu” thì mới nuôi sống được “cung” và từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch”, ông Thắng nói.

Vị chuyên gia kinh tế phân tích: “Đối với Việt Nam, Nhà nước đang tìm những cách thích hợp nhất để hỗ trợ cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vừa qua đã giãn thuế, hoãn thuế, miễn thuế tùy theo từng khoản… Còn theo Nghị quyết 116 mà Chính phủ vừa ban hành, giảm mức nộp bảo hiểm thất nghiệp cũng là một cách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp. Tất cả những biện pháp này giúp giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, để họ có thể tồn tại và vượt qua đại dịch”.

Kịp thời nhưng cũng cần minh bạch, hiệu quả

PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, việc giúp cho người lao động của các doanh nghiệp thì cũng chính là góp phần giúp cho các doanh nghiệp duy trì, giữ được các vị trí việc làm cho người lao động; để sau khi chúng ta đã khống chế được dịch, bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế thì các doanh nghiệp đó không “vấp” phải tình trạng thiếu hụt lao động, không bị lỡ mất thời cơ và bắt nhịp ngay vào sản xuất.

“Việc thực hiện hỗ trợ kịp thời, tuy nhiên, cũng cần đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả. Người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhiều hơn thì sẽ được hưởng ở mức cao hơn”, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng bày tỏ.

chinh sach ho tro nguoi lao dong doanh nghiep vuot qua dai dich la su bo tro kip thoi y nghia hinh 3

ĐBQH - GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Cũng trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận xung quanh vấn đề trên, ĐBQH - GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, phần lớn doanh nghiệp hiện nay đã “đuối sức”, thậm chí có những doanh nghiệp phải dừng sản xuất, nhiều người lao đông cũng mất việc làm, cho nên sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong thời điểm này là hoàn toàn phù hợp, đúng ý nghĩa, đúng mục đích của Quỹ.

Vị Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách sách của Quốc hội nêu quan điểm, người lao động, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ thiết thực để vượt qua đại dịch: “Tôi cho rằng, mức hỗ trợ thấp nhất 1,8 triệu đồng và cao nhất 3,3 triệu đồng tùy vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là đảm bảo ở mức độ nhất định để góp phần giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn này. Còn doanh nghiệp thì tạm thời không phải đóng quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (giảm từ mức đóng 1% xuống bằng 0%), điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp để có thể duy trì được số người lao động nhiều hơn, giúp giảm thiểu tình trạng người lao động không có việc làm…

Với chính sách này cũng thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19”.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức