Chính sách “Zero - COVID” đang đe dọa vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông

Thứ năm, 27/01/2022 08:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với sự xuất hiện của biến thể omicron có khả năng lây nhiễm cao, một số nhà kinh tế đã cho rằng cái giá phải trả của chính sách “Zero - COVID” mà Hồng Kông đang thực hiện lớn hơn nhiều so với lợi ích mà thành phố này nhận được.

Tất cả các thị trường trọng điểm của châu Á đều có thể tiếp cận với Trung tâm tài chính Hồng Kông bằng máy bay trong vòng chưa đầy 4 tiếng và một nửa dân số thế giới cũng có thể đến được đây trong vòng 5 giờ bằng máy bay.”

chinh sach zero  covid dang de doa vi the trung tam tai chinh cua hong kong hinh 1

Việc Hồng Kông tiếp tục bị cô lập sẽ có tác động đến sự cân bằng quyền lực giữa các trung tâm tài chính của châu Á. Ảnh: Reuters.

Những lợi thế trên được giới thiệu bởi trang InvestHK do chính phủ Hồng Kông hậu thuẫn đã khiến thành phố trở thành điểm kết nối cho việc đi lại kinh doanh trong khu vực, nhưng giờ đây, tất cả điều này hầu như đã biến mất cùng với đại dịch Covid-19.

Các nhà chức trách Hồng Kông đã theo đuổi chính sách “không COVID” để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, với khách du lịch khi đến đây phải thực hiện cách ly tại các cơ sở chính phủ hoặc khách sạn trong tối đa 21 ngày. Để đối phó với sự lan rộng của biến thể omicron, thành phố Hồng Kông đã cấm các chuyến bay chở khách từ các quốc gia như Mỹ, Anh và Úc.

Mặc dù những biện pháp này dường như đã giúp kiểm soát tình trạng lây nhiễm của Covid-19, nhưng thành phố đang ngày càng trở nên cô lập với phần còn lại của thế giới.

Một giám đốc điều hành của một công ty đầu tư cho biết rằng: “Với những chuyến công tác liên tục trước COVID, tôi cảm thấy mệt mỏi khi đi máy bay”. Ông nói: “Tính đến bây giờ tôi đã không rời Hong Kong trong khoảng hai năm rồi.”

Khôi phục việc đến và đi từ Trung Quốc đại lục là ưu tiên hàng đầu của Hồng Kông, điều này có nghĩa là Hồng Kông cũng đã áp dụng quan điểm “không COVID” giống như Bắc Kinh. Nhiều công nhân có trụ sở tại Hồng Kông thường xuyên qua lại với Trung Quốc. Một công nhân nói: “Nếu tôi không thể đến Trung Quốc, thì chẳng ích gì bằng việc ở Hồng Kông.”

Nhưng khi dịch bệnh COVID lan rộng khắp nơi, Hồng Kông đã bắt đầu thực thi chính sách kiềm chế Covid mạnh mẽ hơn, thậm chí việc các công dân qua lại với Trung Quốc cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Trích dẫn các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát Covid, BofA Securities đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Hồng Kông từ 2,4% xuống chỉ còn 2,2%.

Báo cáo của BofA Securities cho hay: “Chúng tôi tin rằng tâm lý tiêu cực và việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng, đặc biệt là chi tiêu cho dịp lễ Tết Nguyên đán tại thành phố này.”

Trong một dấu hiệu của một kỳ nghỉ lễ năm mới yên lặng sắp tới, lãnh đạo Hồng Kông, Đặc khu trưởng Carrie Lam, hôm thứ 7 đã kêu gọi mọi người tránh tụ tập đông người trong dịp Tết Nguyên đán khi thành phố đang phải đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm biến thể omicron ở Kwai Chung, phía bắc bán đảo Kowloon của thành phố.

Lam nói tại một cuộc họp báo rằng: “Chúng tôi lo lắng rằng sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp nhiễm bệnh mà chúng tôi đã thấy ở các nơi khác trên thế giới hiện đang xảy ra ở Kwai Chung.”

Các tổ chức tài chính phương Tây đã phải xuay xở để đối phó với các biện pháp của đại dịch. Nhân viên của các tổ chức này được chỉ định đến Hồng Kông nhưng hiện đã không thể di chuyển đến đó. Trong khi đó, nhiều nhân viên có trụ sở hoạt động tại Hồng Kông đã không thể trở lại thành phố này sau khi quay về Mỹ hoặc Vương quốc Anh để nghỉ đông.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc thắt chặt các hạn chế đối với lượng khách quốc tế sẽ tạo ra thêm những trở ngại đối với khả năng của vùng lãnh thổ này để trở thành trung tâm khu vực cho các công ty đa quốc gia nước ngoài”.

Singapore, quốc gia cạnh tranh với Hồng Kông như một trung tâm tài chính khu vực, đã tìm cách mở cửa trở lại với thế giới, thực hiện cách tiếp cận “sống chung với COVID”. Chính quyền thành phố Singapore đã coi việc kết nối địa lý và khả năng thu hút nhân tài là nguồn gốc của khả năng cạnh tranh với tư cách là một trung tâm kinh tế.

Với sự xuất hiện của biến thể omicron có khả năng lây nhiễm cao, một số nhà kinh tế đã cho rằng cái giá phải trả của chính sách “không COVID” mà Hồng Kông đang thực hiện lớn hơn nhiều so với lợi ích mà thành phố này nhận được. Các nhà kinh tế cho đại hội toàn quốc của Trung Quốc vào mùa thu được coi là một nhân tố của chính sách “không COVID” này.

Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura, cho biết: “Chúng tôi thấy khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì chiến lược COVID bằng 0 cho đến tháng 3 năm 2023, sau khi các thay đổi lãnh đạo sắp tới được hoàn tất đầy đủ”.

Hồng Kông có khả năng sẽ không thể nhanh chóng xoay chuyển khỏi chính sách “không COVID” của mình, nếu xét đến ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhà chức trách Trung Quốc. Hơn nữa, sự cô lập liên tục của thành phố sẽ có tác động đến sự cân bằng quyền lực giữa các trung tâm tài chính của châu Á.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm