“Chợ người” giảm giá hết cỡ, dân lao động vẫn ế ẩm chờ khách thuê

Thứ hai, 18/04/2022 10:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đối diện với nhiều khoản chi phí, dù đã giảm giá hết cỡ nhưng những người bán sức lao động tại các khu "chợ người" trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm khách thuê.

Thu nhập chỉ còn một nửa

"Chợ người" – là nơi những người đã quá độ tuổi lao động, không nơi nào tuyển dụng, họ tập trung lại một chỗ, ai thuê gì làm nấy, từ bốc vác, dọn dẹp nhà cửa, phụ hồ, xe ôm, vận chuyển… Chỉ cần khách hàng có nhu cầu “mua”, họ sẵn sàng “bán”.

Ghi nhận những ngày gần đây, từ sáng sớm, những người bán sức lao động ở Hà Nội đã có mặt khắp các địa điểm quen thuộc như chân cầu vượt Mai Dịch, cầu Mai Động, chợ Bưởi…để chờ người đến thuê.

cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 1
cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 2

Những người bán sức lao động thấp thỏm chờ khách đến thuê. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Ở khắp các góc đường, người thì ngồi trong các quán nước trò chuyện, người thì tranh thủ ngả lưng ngay trên yên xe, người thì đứng thấp thỏm… ai cũng trong tâm thế mòn mỏi chờ khách.

Thậm chí, chỉ cần thấy người lạ dừng lại bên ven đường thì tất cả những ánh mắt ở "chợ người" đều đổ dồn về, ai nấy cũng đều chạy tới thật nhanh. Chưa cần khách lên tiếng, tất cả cùng đồng loạt mời chào: "Anh/chị cần làm gì đó? Thuê em đi, em nhanh nhẹn, khỏe lắm. Sáng giờ chưa có khách nào anh/chị mở hàng cho em đi...".

Dành trọn buổi sáng chờ việc nhưng anh Nguyễn Ngọc Minh (Văn Giang, Hưng Yên) lại lủi thủi bước ra về vì..."ế khách". “Thu nhập vốn bấp bênh, ít ỏi, nay chỉ còn một nửa. Ngày nào may thì kiếm được vài chục bạc ấm bụng, nếu không thì đứng cả buổi cũng trắng tay. Giá cả ngày một leo thang, cuộc sống sinh hoạt phải chi tiêu dè dặt mới đủ sống qua ngày”, anh Minh kể.

cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 3
cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 4

Nhiều người ngả lưng ở ven đường chờ khách. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Thu nhập giảm sút cộng thêm những khoản chi phát sinh, nhiều lao động tự do còn sử dụng đến số tiền tiết kiệm cuối cùng mà bấy lâu nay dành để phòng thân. 

"Ngày trước tiết kiệm được khoản nho nhỏ nhưng từ hồi dịch bệnh, khoản dự phòng cũng cạn dần. Vừa hết F0 mong đi làm để gỡ gạc thì khách ế ẩm, không ai thuê. Chạm tới ngưỡng cạn kiệt, giờ mua mớ rau, miếng đậu cũng phải đắn đo chứ nói gì đến thịt cá”, anh Nguyễn Văn Hoàng (Phú Xuyên, Hà Nội) tâm sự.

cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 5

Cảnh ế ẩm của các xe chở hàng tại ven bờ sông Kim Ngưu. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Theo chia sẻ của những người lao động tại đây, quá nửa trong số họ là lao động chính của gia đình. Những hôm không có khách nhưng tất cả vẫn phải ra ngồi vì sợ “mất mối”, thậm chí họ còn sẵn sàng giảm giá để được “thuê”, miễn sao có tiền.

“Ngày trước tùy từng việc khách thuê mà trả giá, dao động cũng từ 150.000 - 300.000 đồng. Giờ thì vài chục nghìn cũng nhận hết, sức mình mà bán rẻ cũng không lo lỗ, có tiền chi tiêu là tốt rồi”, anh Nguyễn Văn Hoàng cho biết thêm.

Chạy “hụt hơi” theo đà tăng giá

Đối với những gia đình đang phải nuôi con ăn học, các khoản học phí càng thêm phần gánh nặng cho họ. Sau khi vợ mất vì COVID-19, ông Nguyễn Ngọc Hùng (Ân Thi, Hưng Yên) chưa tìm được công việc ổn định để chăm lo cho cậu con trai vừa bước vào cấp ba.

“Để có tiền gửi về quê cho con, ban ngày, tôi đứng ở cầu Mai Động chạy xe ôm. Tối đến thì đi làm cửu vạn tại chợ Long Biên. Thế nhưng, dù làm gì thì cũng như người đi câu, ngày được ngày không. Giá xăng thì cao, vẫn quãng đường tương tự nhưng giá chở khách không thể tăng. Tiền trọ rồi chi phí điện nước sinh hoạt, mỗi tháng chi hơn 1 triệu đồng. Lo “chắt bóp” mấy khoản đó thôi cũng đủ áp lực, tháng nào hết sạch tiền tháng đó, khéo vén lắm vẫn thiếu trước hụt sau”, ông Hùng tâm sự.

cho nguoi giam gia het co dan lao dong van e am cho khach thue hinh 6

Vật giá leo thang khiến người áp lao động áp lực cơm áo gạo tiền. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cũng giống như ông Hùng, vắng khách nhưng thay vì về sớm, ông Hà Văn Ba (50 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) thường "tăng ca" đến tối muộn mới dám về nhà.

“Khi thì lái xe chở đồ, lúc thì đi bốc vác, ai gọi gì làm nấy, chẳng ngại gì cả. Thế nhưng, dịch bệnh khó khăn, kinh tế không có thì lấy đâu mà thuê với mướn, thành thử có ngày đứng cả buổi mà không có khách lui tới. Nếu có thì công cũng rất bèo bọt. Cố gắng để không bị thiếu ăn là may rồi”, ông Ba kể.

Ngao ngán trước tình trạng vắng khách, anh Doãn Minh (Ba Vì, Hà Nội) quyết định đi đến từng ngõ ngách trong khu chợ Bưởi xem ai thuê gì làm nấy.

“Từ đợt ra Tết là cả trăm nỗi lo, nỗi lo về chi phí ăn ở, tiền cho con ăn học, tiền xăng xe đi lại… Những năm trước chỉ muốn “phân thân” để làm cho kịp. Ngày nào chạy hết công suất cũng được đôi trăm. Giờ thì đứng cả ngày cũng không có khách, trông chờ người đến thuê chắc chết đói”, anh Minh nói.

Nguyễn Thúy

Bình Luận

Tin khác

Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

Hà Nam: Hơn 1.500 học sinh, người lao động tham gia ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm

(CLO) Ngày 20/4, tại Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và giải quyết việc làm năm 2024.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(CLO) Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đời sống
600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(CLO) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Đời sống
Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

(CLO) Ngày 20/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc Phiên Giao dịch việc làm lưu động năm 2024 với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 1.840 chỉ tiêu.

Đời sống
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

(CLO) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

Đời sống