Chống dịch Covid-19 hiệu quả: Tải Bluezone, đừng quên bật Bluetooth!

Thứ tư, 02/06/2021 19:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ đắc lực cho lực lượng y tế nơi tuyến đầu truy vết, khoanh vùng, cách ly nhanh và chính xác hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những bất cập khi người dùng cài Bluezone nhưng không bật Bluetooth…

Đã có 4.625 người tiếp xúc gần, cùng 735 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, trong số đó, có hơn một nửa tập trung ở Hải Dương, được phát hiện qua ứng dụng Bluezone.

Đó là con số được Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) thống kê trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 tại Việt Nam (tính tới ngày 15/2/2021)

Trước đó, riêng trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trong tháng 8/2020, ứng dụng Bluezone đã truy vết gần 2.000 ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19.

Những thống kê trên cho thấy, ứng dụng Bluezone rất phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ truy vết, phòng chống dịch Covid-19.

Ưu điểm của Bluezone là giúp phát hiện sớm những trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm (nghi nhiễm) Covid-19 nhưng không biết hoặc không có biểu hiện bệnh. Do đó, khi dùng Bluezone, người dùng sẽ được cảnh báo sớm trong trường hợp từng tiếp xúc với người có khả năng mang mầm bệnh.

Việc sử dụng Bluezone kết hợp với phương pháp điều tra dịch tễ sẽ giúp hạn chế tối đa số lượng người phải cách ly. Thay vì hàng nghìn người phải đi cách ly để phòng ngừa như trước đây, số lượng người cách ly sẽ được giảm xuống mức tối thiểu.

Khi bật ứng dụng, các trường hợp tiếp xúc với nhau trong phạm vi dưới 2m và có thời gian đủ lâu sẽ được lưu giữ lại thông tin, giúp dễ dàng truy vết các ca nhiễm bệnh và nghi nhiễm. Đây là biện pháp phòng chống dịch COVID-19 thay thế cho cách truy vết các ca nhiễm bệnh theo cách thông thường là truy ngược lịch trình hoạt động của các ca nhiễm và nghi nhiễm bệnh.

Để kích hoạt ứng dụng Bluezone, bắt buộc người sử dụng phải bật Bluetooth. Ảnh minh họa.

Để kích hoạt ứng dụng Bluezone, bắt buộc người sử dụng phải bật Bluetooth. Ảnh minh họa.

Tải Bluezone để “tấn công”, phòng ngừa Covid-19

Kể từ khi ra mắt ứng dụng Bluezone (18/4/2020), Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các Sở, ban ngành đều đã có đề nghị người dân cài đặt ứng dụng Bluezone.

Hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều đã có chỉ đạo tuyên truyền ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch Covid-19 nhằm chủ động phát hiện sớm ca bệnh, ca nghi ngờ, kịp thời khoanh vùng, truy vết những người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Đặc biệt là tải và cài đặt ứng dụng Bluezone đã được đẩy mạnh tuyên truyền.Trong đó, từ cuối tháng 7/2020, người dân cũng đã bắt đầu nhận được tin nhắn từ Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông, với đề nghị cài ứng dụng Bluezone lên smartphone.

Việc liên tục tuyên truyền cùng với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã giúp gia tăng lượng tải, cài đặt ứng dụng Bluezone và các ứng dụng tương tự (Sử dụng ứng dụng truy vết Bluezone, khai báo y tế điện tử và quét mã QR kiểm dịch chỉ là 3 trong 5 giải pháp chống dịch bằng công nghệ được Bộ TT-TT đề xuất với các địa phương).

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng mới đây cũng đã đề cập về thế mạnh của ứng dụng Bluezone, đồng thời cũng đã đưa ra thông điệp đổi mới cách tiếp cận công nghệ trong phòng chống Covid-19 là kết hợp hài hòa giữa “phòng ngự” và “tấn công”.

Việc bắt buộc sử dụng ứng dụng Bluezone và một số ứng dụng khác là cần thiết trong tình hình dịch bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp. Đó cũng chính là chủ động sử dụng công nghệ để “tấn công”, phòng ngừa Covid-19.

Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), tính đến 17h ngày 27/5/2021, cả nước đã có 33,48 triệu lượt tải và sử dụng ứng dụng Bluezone.

Tổng lượng người cài đặt Bluezone đã tăng hơn 2,6 triệu so với thời điểm ngày 28/4, khi làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.

Trong số 33 triệu lượt người sử dụng Bluezone, có hơn 20,78 triệu người đã nhập số điện thoại của mình vào phần thông tin trên ứng dụng. Lượng người cung cấp số điện thoại cho các cơ quan chức năng đã tăng gần 1,1 triệu người so với thời điểm ngày 28/4.

Hai địa phương dẫn đầu cả nước về số người tải ứng dụng Bluezone là Hà Nội (3,1 triệu người) và TP.HCM (2,83 triệu người).

Xét trên tỷ lệ dân số những địa phương có tỷ lệ tải Bluezone nhiều nhất như, Đà Nẵng (43,7%), Hải Dương (40%), Hà Nội (39%), Bắc Ninh (37,8%), Quảng Ninh (37,2%).

Dùng Bluezone, đừng quên bật Bluetooth!

Để kích hoạt ứng dụng Bluezone, bắt buộc người sử dụng phải bật Bluetooth, khi đó người sử dụng mới biết các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone.

Trên thực tế, chỉ cần hỏi 10 người bạn “Có dùng Bluezone không? Hiệu quả không?”. Trên 70% trả lời có dùng, nhưng có tới 50% trong số đó nói “không bật Bluetooth, không rõ hiệu quả”.

Điều này cho thấy, phần lớn mọi người có cài đặt Bluezone nhưng lại e ngại việc bật bluetooth sẽ gây tốn pin và cũng không quan tâm thực sự tới ứng dụng này. 

Thực tế này cũng cho thấy số người tải và số người thực sự sử dụng ứng dụng Bluezone hiện vẫn đang có mức chênh lệch đáng kể.

Số liệu của Cục Tin học hóa cho thấy, tại Hà Nội, nơi có nhiều người tải Bluezone nhất, lượng tài khoản Bluezone thực sự hoạt động chỉ là 1,23 triệu, chiếm 40% tổng số tài khoản. Ở TP.HCM, số người dùng Bluezone thực sự (bật Bluetooth để Bluezone hoạt động) là khoảng 1,1 triệu người, chiếm 38% tổng số tài khoản.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh, việc bật Bluetooth và sử dụng ứng dụng Bluezone khi đến nơi công cộng sẽ giúp người dùng bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng, hỗ trợ khoanh vùng dập dịch, truy vết nhanh.  

Khi sự việc xảy ra, giải pháp này cũng sẽ giúp khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ cao, thay vì thực hiện với tất cả mọi người. Với các cơ quan, tổ chức, việc phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Theo các chuyên gia công nghệ, ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy), tiếp kiệm pin, do đó tiêu hao pin không đáng lo ngại.

Cũng theo các chuyên gia công nghệ, để Bluezone phát huy hiệu quả, tỷ lệ người dùng ứng dụng này phải đạt tối thiểu 60% dân số trưởng thành. Tại Việt Nam, 50 triệu người cài đặt và sử dụng Bluezone là con số đủ để đạt hiệu quả bảo vệ cho cả cộng đồng.

Tiến Vinh

ng-09382884

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn