(CLO) Ngày 12/12, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN có bài phát biểu tham luận tại Hội nghị. Congluan.vn xin trân trọng giới thiệu.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, báo chí là lực lượng rất quan trọng, luôn ở trên tuyến đầu, là vũ khí rất sắc bén. Ảnh minh họa.
Vai trò, hiệu quả của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Báo chí là tấm gương soi xã hội. Những năm qua, báo chí đã phản chiếu một sự thật sáng rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được tiến hành rất quyết liệt, tạo được bước chuyển có tính đột phá và đạt những kết quả toàn diện. Tham nhũng từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Trong chống tham nhũng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, xử lý đúng theo Điều lệ Đảng, quy định của pháp luật, bất kể người vi phạm là ai. Đó là một sự thật đanh thép, có sức thuyết phục lớn.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, báo chí là lực lượng rất quan trọng, luôn ở trên tuyến đầu, là vũ khí rất sắc bén, và đã tỏ rõ hiệu quả to lớn. Thực tiễn những năm qua cho thấy báo chí đã luôn là địa chỉ cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan chức năng, điều tra phanh phui nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn hành vi tham nhũng có tinh vi đến đâu, cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng, nhờ sự phát hiện, tố cáo của nhân dân, thường trước hết tố cáo với các cơ quan báo chí, thông qua báo chí. Trong quá trình xét xử, báo chí tiếp tục đồng hành để làm rõ sự thật. Báo chí chính là lực lượng tiếp sức cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong toàn Đảng, toàn dân.
Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, có gần 27 nghìn hội viên đang làm việc tại hơn 900 cơ quan báo chí của cả nước. Trong nhiệm kỳ qua, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII), trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí. Để triển khai tốt các chương trình hành động nói trên, Hội Nhà báo Việt Nam đã chú trọng thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Thông qua chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã thường xuyên khuyến khích nhà báo vừa tích cực phát hiện, phản ánh bóc trần các vụ tham nhũng, đồng thời vạch trần những mưu đồ, hành động lợi dụng chống tham nhũng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng Nhà nước và chế độ ta.
2. Tuyên truyền hướng dẫn công dân thực hiện các khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Đấu tranh với những hoạt động công vụ sai lệch vì mục đích tham nhũng... Đồng thời lên án mạnh mẽ, đấu tranh quyết liệt ngăn chặn “lợi ích nhóm”, tham nhũng từ khâu xây dựng đến khâu thực thi chính sách pháp luật.
3. Kịp thời phối hợp các cơ quan chức năng bảo vệ các nhà báo - hội viên làm nhiệm vụ tác nghiệp phòng chống tham nhũng. Lên tiếng mạnh mẽ trước công luận khi nhà báo bị xâm hại, hoặc bị đe doạ xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
4. Phối hợp tổ chức các giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, vừa động viên giới báo chí tham gia thực hiện nhiệm vụ quan trọng phòng chống tham nhũng, vừa lựa chọn được những tác phẩm tốt, cung cấp thêm thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thành công hai Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (2017, 2019), thu hút được 2.172 tác phẩm dự giải và hiện nay đang tổ chức Giải lần thứ ba. Trong các Giải Báo chí Quốc gia, Giải Búa Liềm Vàng những năm gần đây, số lượng các tác phẩm có nội dung phòng, chống tham nhũng chiếm tới 30 – 40%, trong đó nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao.
5. Xây dựng và thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Đây là văn bản rất quan trọng không chỉ điều chỉnh nhà báo, hội viên giữ đạo đức làm nghề mà còn có giá trị nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng quả cảm, tinh thần dấn thân và cống hiến của nhà báo đối với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí. Để giám sát các hoạt động báo chí đúng pháp luật, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, chống suy thoái trong nội bộ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng phần mềm theo dõi đăng, gỡ bài, sửa bài trên báo điện tử. Nhờ đó, trong 3 năm qua, số lượng bài bị gỡ, bị sửa có dấu hiệu tiêu cực giảm hẳn. Từ chỗ một tháng có hàng trăm bài bị gỡ, nay chỉ có từ 3 - 5 bài, chấm dứt về cơ bản tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng này không chỉ có giá trị chống tiêu cực trong báo chí mà còn góp phần ngăn chặn sự “đi đêm” vì lợi ích nhóm, đưa thêm được nhiều vụ việc tham nhũng ra ánh sáng.
Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, thực tế vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đối với báo chí trong phòng, chống tham nhũng.
1. Hạn chế lớn nhất là báo chí chưa phản ánh được một cách đầy đủ, kịp thời những hiện tượng, vụ việc tham nhũng tiêu cực, lãng phí mà nhân dân đã phát hiện, đã cung cấp thông tin. Mặt khác, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, một số cơ quan báo chí còn thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm tổn hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức… Nhiều vụ việc được báo chí phát hiện, nêu ra nhưng lại không được theo đuổi đến cùng, làm suy giảm lòng tin của người tố cáo, cung cấp thông tin cho báo chí, trông cậy vào báo chí.
2. Việc cung cấp thông tin cho báo chí về các vụ tham nhũng, tiêu cực chưa kịp thời. trong nhiều trường hợp, báo chí không được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận những thông tin cần thiết và tin cậy. Còn có tình trạng ngăn cản, phong toả thông tin liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
3. Còn thiếu một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan để cùng báo chí giải quyết các vụ việc.
4. Cơ chế bảo vệ những nhà báo viết về lĩnh vực chống tham nhũng, tiêu cực còn thiếu chặt chẽ, ngay cả nguồn tin cung cấp cho báo chí cũng thiếu sự bảo vệ một cách an toàn. Thực tế, những năm qua đã xảy ra khá thường xuyên các vụ ngăn cản, thu giữ, phá huỷ máy móc, trang thiết bị tác nghiệp, huỷ hoại tư liệu, đe dọa, hành hung, truy sát, xúc phạm các nhà báo và gia đình các nhà báo chống tham nhũng, tiêu cực. Đây đang là vấn đề giới báo chí rất quan tâm và không khỏi lo lắng.
Một số đề xuất, kiến nghị
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phòng chống tham nhũng, đặc biệt chú trọng cơ chế phòng ngừa theo phương châm “không thể, không dám, không cần… tham nhũng”, tiếp thu ý kiến phản biện, xây dựng của báo chí và của các tầng lớp nhân dân về vấn đề này thông qua báo chí.
2. Thực hiện thông tin công khai, minh bạch những vụ việc không thuộc bí mật quốc gia, ngăn chặn việc bưng bít thông tin. Tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận sớm nhất có thể những nguồn thông tin chính thống, tin cậy về các vụ án, nhất là các vụ án lớn. Có những quy định cụ thể để báo chí của các ngành, các địa phương có điều kiện bóc trần các vụ việc tham nhũng tại chính ngành mình, địa phương mình. Đồng thời, trong kiểm soát quyền lực, phải ngăn chặn sự can thiệp không chính danh, lạm quyền vào hoạt động chống tham nhũng, tiêu cực của báo chí.
3. Nghiên cứu, ban hành qui tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên trên mạng xã hội. Phát động cán bộ, đảng viên sử dụng mạng xã hội để nắm hiểu tình hình, nâng cao nhận thức, tham gia đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc sự thật, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo sự đồng thuận xã hội về những vấn đề thời sự nóng bỏng, bức xúc...
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà báo Việt Nam tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; thường xuyên tổ chức các hội thảo, diễn đàn để nâng cao tinh thần chiến đấu, đạo đức nghề nghiệp, trình độ tác nghiệp, hiệu quả truyền thông về phòng chống tham nhũng, tiêu cưc. Kịp thời động viên, khen thưởng những nhà báo, cơ quan báo chí tích cực, dũng cảm, có thành tích xuất sắc trong chống tham nhũng, tiêu cực. Cần có quy chế phối hợp để theo dõi các sản phẩm báo chí có dấu hiệu tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động báo chí, các nhà báo có động cơ trục lợi.
5. Đề nghị có cơ chế, biện pháp mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn để bảo vệ các nhà báo tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cấp, các ngành cần phối hợp kịp thời xử lý nghiêm hành vi cản trở, đe dọa, hành hung các nhà báo hoạt động đúng pháp luật.
Chống tham nhũng là trận đánh lớn của toàn Đảng, toàn dân tộc, thử thách bản lĩnh cầm quyền của Đảng ta. Đó là một trận chiến có tính chất sống còn, hết sức cam go, quyết liệt. Đó là nơi rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí vì báo chí thể hiện sức mạnh của công khai, minh bạch, sức mạnh của sự thật.
Những vụ tham nhũng mà chúng ta xử lý vừa qua đã tạo được niềm tin trong xã hội, nhưng đòi hỏi báo chí phải tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đồng thời cũng đòi hỏi xã hội hỗ trợ báo chí mạnh mẽ hơn nữa để những người làm báo chống tham nhũng không bao giờ cảm thấy bị đơn độc, luôn đủ niềm tin, dũng khí và sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ. Làm sao để tiêu cực phải run sợ trước tích cực, để trong xã hội chúng ta tinh thần chiến đấu chống tiêu cực phải mạnh hơn nữa.
Chiến đấu để bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý, lẽ phải chính là lúc ngọn lửa nhân văn trong xã hội tỏa sáng. Trong trận đánh lớn không khoan nhượng này vì sự tồn vong của chế độ, vì tương lai của đất nước, các nhà báo, các cơ quan báo chí tiếp tục nêu cao tinh thần chiến đấu, bản lĩnh, năng lực tác nghiệp và đạo đức nghề báo, thể hiện sức mạnh của ý Đảng, lòng dân quyết diệt trừ tham nhũng.
Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.
(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".
(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.
(CLO) Sáng 07/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.
(CLO) Sáng 7/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
(CLO) Dự kiến vào ngày 19/4/2025, Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.