Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức hội thảo “Chính sách và giải pháp liên thông các hệ thống chứng thực chữ ký số tại Việt Nam”. Tại Hội thảo, các đại diện trong nước cũng như các chuyên gia đến từ Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc đã chia sẻ về sự kết nối liên thông các hệ thống chữ ký số tại các quốc gia và lãnh thổ.
Qua đó, các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT có thể tham khảo, nghiên cứu, đề xuất cách thức giải quyết vấn đề liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trong môi trường số không thể dùng chữ ký tay nhưng lại có rất nhiều ứng dụng phải cần đến một cơ chế ký và xác thực người sử dụng như chữ ký tay. Các công nghệ mã hóa và chữ ký số ra đời để giúp giải quyết các trường hợp giao dịch cần đến chữ ký tay nhưng lại phải thực hiện trong môi trường số.
Hiện nay, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Để bảo đảm an toàn cho các giao dịch này, cần phải sử dụng đến giải pháp chữ ký số. Chữ ký số được sử dụng để bảo đảm tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của các thông tin giao dịch trên mạng Internet.
Chữ ký số tương đương với chữ ký tay nên có giá trị sử dụng trong các ứng dụng giao dịch điện tử với máy tính và mạng Internet cần tính pháp lý cao. Khi có chữ ký số, quy trình tạo lập văn bản, in ra giấy rồi ký tên - đóng dấu sẽ mất dần để chuyển sang quy trình số hóa hoàn toàn.
Hơn nữa, ngoài việc là một phương tiện điện tử được pháp luật thừa nhận về tính pháp lý, chữ ký số còn là một công nghệ mã hóa và xác thực rất mạnh.
Nó có thể giúp bảo đảm an toàn, bảo mật cao cho các giao dịch trực tuyến, nhất là các giao dịch chứa các thông tin liên quan đến tài chính.
Trong tương lai tại Việt Nam chữ ký số có thể sử dụng với các ứng dụng chính phủ điện tử. Nguồn anh minh hoạ internet
Hiện tại công nghệ chữ ký số tại Việt Nam có thể sử dụng trong các giao dịch để mua bán hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã áp dụng chữ ký số vào kê khai, nộp thuế trực tuyến qua mạng Internet và các thủ tục hải quan điện tử như khai báo hải quan và thông quan trực tuyến mà không phải in các tờ khai, đóng dấu đỏ của công ty và chạy đến cơ quan thuế xếp hàng và ngồi đợi vài tiếng đồng hồ, có khi đến cả ngày để nộp tờ khai này.
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và các cơ quan, tổ chức liên quan để từng bước giải quyết vấn đề liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số và đã có những kết quả bước đầu.
Trong tương lai tại Việt Nam chữ ký số có thể sử dụng với các ứng dụng chính phủ điện tử bởi các cơ quan nhà nước sắp tới sẽ làm việc với người dân hoàn toàn trực tuyến và một cửa. Khi cần làm thủ tục hành chính hay một sự xác nhận của cơ quan nhà nước, người dân chỉ cần ngồi ở nhà khai vào mẫu đơn và ký số để gửi là xong.
Trong những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. Ủy ban quốc gia về CPĐT sẽ được thành lập với Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được đáng ghi nhận, việc ứng dụng chhữ ký số tại Việt Nam trong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định, trong đó có vấn đề về liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số.
Đây là vấn đề đã và đang được giải quyết ở nhiều nước trên thế giới theo những cách khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mô hình quản lý Nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số, mô hình, cấu trúc của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp, thực tế sử dụng chữ ký số của người dân và các giải pháp cụ thể được sử dụng.
Việt Nam hiện có 9 DN cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đang hoạt động để phục vụ việc kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội điện tử. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cấp hơn 60.000 chứng thư số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng chỉ có thể sử dụng trong các giao dịch điện tử liên quan đến người sử dụng cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp, trong các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước.
Riêng các giao dịch nội bộ của các cơ quan nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau là các giao dịch đặc thù, không dùng được hệ thống chứng thực công cộng mà phải dùng hệ thống riêng.
Liên thông chứng thực chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch, góp phần thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Việc ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó có vấn đề về liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số.
Vấn đề này đang được giải quyết ở nhiều nước trên thế giới theo những cách khác nhau, phụ thuộc vào mô hình quản lý Nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số, mô hình tổ chức/cấu trúc của các tổ chức, DN cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp, thực tế sử dụng chữ ký số của người dân và các giải pháp cụ thể được sử dụng.
Theo ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT, để đảm bảo an toàn cho các giao dịch CPĐT, cũng như các giao dịch điện tử nói chung, việc có một cơ chế xác thực điện tử an toàn là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều yếu tố, nguy cơ gây mất ATTT.
Từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT có thể tham khảo, nghiên cứu, đề xuất cách thức giải quyết vấn đề liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số tại Việt Nam trong thời gian tới./.
Cẩm Tú