Chủ nghĩa dân tộc vaccine: Khi lòng nhân bị bỏ quên!

Thứ năm, 20/08/2020 10:12 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đại dịch Covid-19 với hai làn sóng ập tới đang nhấn chìm cả thế giới vào cơn khủng khoảng chưa từng có về mọi mặt. Và giải pháp tốt nhất để thoát khỏi thảm họa ấy, không thể gì khác ngoài một loại vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Cuộc chạy đua khốc liệt tìm kiếm vaccine đang ở hồi gay cấn và đã có một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, hậu trường của cuộc đua tranh này lại đang mang màu sắc khác, trong đó có cái gọi là “Chủ nghĩa dân tộc vaccine” mà nhiều chuyên gia đang lên tiếng cảnh báo, yêu cầu ngăn chặn ngay.

Cuộc đua độc quyền của những“đại gia”

Như một sự thật hiển nhiên, việc nghiên cứu sản xuất một loại vaccine luôn phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt, đòi hỏi chi phí rất tốn kém và thời gian kéo dài. Chính vì thế, không có gì là khó hiểu khi tham gia vào “cuộc đua tìm kiếm vaccine Covid-19” lâu nay toàn bộ là các nước giàu thuộc hàng “đại gia” có của ăn của để. Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… là những cái tên thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông bấy lâu nay trong hầu hết các câu chuyện liên quan tới việc điều chế, sản xuất vaccine Covid-19. 

vaccine-covid-19-cua-dai-hoc-oxford-cho-dau-hieu-trien-vong

Không sản xuất được thì đặt mua. Nhiều nước giàu từ rất lâu đã đặt cọc những khoản kinh phí rất lớn vào tài khoản của các phòng thí nghiệm danh tiếng nhất để được ưu tiên dùng vaccine trước nếu có. Đã thành sự thật, không cần phải giấu giếm hay che đậy, những mối liên kết “vaccine Covid-19” giữa Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) với các hãng như Pfizer, BioNtech, AstraZeneca và Moderna đã được hình thành. Hay như nước Anh hồi tháng 7 cũng tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận nhằm đảm bảo nước này sẽ được cung cấp trước vaccine Covid-19 tiềm năng của hãng dược GlaxoSmithKline, Sanofi và AstraZeneca. Hồi đầu tháng 8, hai công ty Trung Quốc cũng ký kết sản xuất 200 triệu liều vaccine của Đại học Oxford.

Vaccine: Tài sản chung của nhân loại - ý tưởng ngày càng xa vời

Cách đây ít lâu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lên tiếng kêu gọi rằng ý tưởng vaccine phòng ngừa Covid-19 phải là tài sản chung của nhân loại, là thứ hàng hóa nằm ngoài quy luật của thị trường. Nhưng thật chua chát, ý tưởng ấy của người đứng đầu nước Pháp ngày càng trở nên xa vời. Ana Santos Rutschman - trợ lý giáo sư luật tại Trường Luật Đại học St. Louis từng thẳng thắn chỉ rõ: Nhân loại đang sống trong thời đại đầy biến động với những quan điểm sâu sắc về chủ quyền và biên giới. Trong đó, luận điểm lấy quốc gia làm trung tâm đang ngự trị. Việc các chính quyền ưu tiên phân phối vaccine cho chính người dân trong quốc gia mình là điều khó tránh khỏi.

000-1vq21d-1596448000-5359-1596448190

Về cái sự “lấy quốc gia làm trung tâm đang ngự trị”, “ưu tiên phân phối vaccine cho chính người dân trong quốc gia mình”, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus và nhiều nhà quan sát bức xúc gọi đó là Chủ nghĩa dân tộc vaccine.

Không những thế, Tổng Giám đốc WHO thẳng thừng: “Chủ nghĩa dân tộc vaccine không tốt, nó sẽ không giúp ích gì cho chúng ta. Để thế giới phục hồi nhanh hơn, chúng ta phải cùng nhau phục hồi. Đây là một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế gắn chặt với nhau. Một phần thế giới hoặc một vài quốc gia không thể là nơi trú ẩn an toàn cũng như không thể phục hồi thế giới”. Hay nói một cách khác, việc nhiều nước đang đặt lợi ích của mình lên trên những nước khác sẽ khiến cuộc khủng hoảng y tế hiện nay do dịch bệnh Covid-19 gây ra trở nên tồi tệ hơn. Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh: “Hành động một cách chiến lược và trên quy mô toàn cầu thực sự là lợi ích quốc gia của mỗi nước - không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”.

000-1vu8nl-2-1596447854-7707-1596448190

Tổng giám đốc WHO cũng cho biết ông đã gửi thư tới tất cả các nước thành viên của WHO, trong đó đề nghị những nước này tham gia nỗ lực đa phương về phát triển vaccine phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lời đề nghị của người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới sẽ khó nhận được sự đón nhận nhiệt thành, nếu không muốn nói là rất mực nhạt nhẽo của các “đại gia”. Phần thiệt thòi rõ ràng đang thuộc về các nước nghèo và các nước đang phát triển khi mà ý tưởng hỗ trợ hay trợ giá, giảm giá việc mua vaccine cho các nước đang phát triển, nước nghèo đang được xem là rất khó khả thi. Và không ai có thể mang lại câu trả lời cho câu hỏi: ai sẽ trợ cấp cho những liều vaccine được bán với mức giá ưu đãi? Trong khi các nước “đại gia” đang phải lo cho mình trước.

images1467510_Untitled_1_copy (1)

Vì thế, những lo ngại rằng, việc cung cấp và phân phối loại vaccine phòng dịch bệnh Covid-19 sẽ giống như lần xảy ra dịch cúm H1N1 năm 2009-2010, khi đó các nước giàu đã mua toàn bộ số vaccine có sẵn, khiến lúc ban đầu các nước nghèo không mua được vaccine, hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Từ cuộc tìm kiếm vaccine phòng dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, một lần nữa lại thấy rõ một thực tế rằng: quy luật hay sự lựa chọn luôn thuộc về kẻ mạnh, của kẻ mạnh. Nhưng đó cũng là thực tế chua chát, khi cuộc đua vì sinh mạng con người đang bị chen lấn bởi những cuộc đua khác: cuộc đua về kinh tế, cuộc đua về vị thế địa chính trị.

Hà Trang

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế