(CLO) Nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cùng điểm lại một vài đánh giá về Bác của những chính khách, nhà văn, nhà báo và bạn bè quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh đạo kính yêu của nhân dân Việt Nam mà đối với thế giới rất nhiều nhà chính trị, văn hóa, văn nghệ sĩ… đã hết lời ca ngợi Người như một nhân vật kiệt xuất, một nhà chính trị kỳ tài, tấm gương lớn về nhân cách. Nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Bác, chúng ta cùng điểm lại một vài đánh giá về Bác của những chính khách, nhà văn, nhà báo và bạn bè quốc tế.
Cuốn sách "Hồ Chí Minh - nhân vật giành lại độc lập cho Việt Nam" của nhà xuất bản Le Monde (Pháp) xuất bản năm 2015 đã điểm lại những hoạt động chính của chàng trai Nguyễn Ái Quốc khi dừng chân tại Đại hội Tours năm 1920 và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, theo học các khóa học tại Moskva và sau này trở thành ủy viên của Quốc tế Cộng sản tại châu Á.
Các bài báo cho thấy mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không còn sống đến ngày toàn thắng nhưng tư tưởng của Người về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vẫn luôn hiện hữu trong lòng mọi người dân Việt Nam. Trong con mắt của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, Người là hiện thân của tinh thần giải phóng dân tộc và độc lập tự do.
Cuốn sách cũng nhấn mạnh sự sáng suốt của Người khi thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám, đồng thời nhắc lại câu nói nổi tiếng của Người là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do."
Đặc biệt, Hồ Chí Minh là nhân vật mà tạp chí hàng đầu của Mỹ Time đã 5 lần đăng tải chân dung làm ảnh bìa mỗi dịp Việt Nam có sự kiện lịch sử. Nhiều chính khách, nguyên thủ chỉ xuất hiện một vài lần trên tờ tạp chí danh giá này, nhưng trong một bài viết, ban biên tập đã dành trọn 5 trang nói về thân thế và sự nghiệp của Người cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cũng trên tạp chí Time có dẫn lời của nhà cách mạng Ấn Độ Jawaharlal Nehru nói về Hồ Chí Minh: "Đó là một người đáng yêu và thân thiện vô cùng..., một con người hết sức mong muốn hòa bình".
Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. Nét đặc biệt ở Người là sự khiêm tốn, giản dị chân thành. Cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu về Bác như vậy: “Đằng sau vẻ bề ngoài mềm mỏng của ông là một tinh thần quật cường, dũng cảm, bất khuất… Lúc đầu người phương Tây chỉ cười bộ quần áo của ông, xong rồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo đặc biệt của ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, không bao giờ ông quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêu quý của mình… Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn”.
Trong bài viết mang tên “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” đăng trên tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda từng viết rằng, sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này.
Dierk Szekielda ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường. Còn tờ Manila Times từng gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng của châu Á vì thành công trong sự nghiệp lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của người dân, làm nên lịch sử hiện đại và là một trong những “nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại”.
Wilfred Burchett (16/9/1911 - 27/9/1983) là một trong số ít những phóng viên phương Tây gắn bó với nhân dân Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng thời là người bạn trung thành của nhân dân Việt Nam, luôn ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế cho tới khi ông qua đời vào năm 1983.
Wilfred Burchett đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Nguyên vào cuối tháng 3/1954 ngay trước trận Điện Biên Phủ. Cuộc gặp này được Burchett miêu tả trong cuốn “Phía Bắc vĩ tuyến 17”: “Thật khó tin là chỉ sau vài giờ sau khi đến nơi, chúng tôi đã có thể ngồi đối diện với nhà lãnh tụ cách mạng huyền thoại này. Nhưng mà ông ở đó, gương mặt hiền từ không lẫn với ai được, đôi mắt đen sâu thẳm lấp lánh, bộ râu mỏng rối bời, gương mặt chúng tôi đã biết từ những bức ảnh và chân dung trong nhiều năm qua. Ông bất ngờ xuất hiện từ trong bóng tối của rừng rậm, một chiếc áo gió vắt ngang vai như khăn choàng, rảo bước với một chiếc gậy tre dài, mũ cối nghển cao trước trán. Sau khi đã khiến chúng tôi thoải mái bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh rất lưu loát- và cả mấy câu tiếng Italia với bạn đồng sự người Italia của tôi - chúng tôi mới hỏi Hồ Chủ tịch tại sao các đài phát thanh lại đang rùm beng đến thế về Điện Biên Phủ. Thực ra là ở đó đang có chuyện gì vậy ?
“Đây là Điện Biên Phủ”- Bác Hồ vừa nói vừa lật ngửa chiếc mũ cối trên mặt bàn. "Đây là núi hết", những ngón tay mảnh dẻ nhưng mạnh mẽ của ông đưa vuốt quanh vành ngoài của chiếc mũ, “Chúng ta đang ở đó. Còn dưới này”, ông nắm tay đặt sâu xuống lòng mũ, “là lòng chảo Điện Biên Phủ. Ở đó - là người Pháp. Họ không thể thoát ra ngoài được. Có thể mất thời gian đấy, nhưng họ không thể thoát được”.
Sau sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhiều học giả vẫn khẳng định rằng, hãy học ở Hồ Chí Minh những phẩm chất đã thể hiện trong suốt cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của Người. Nhà văn Australia Allan Asbolt khẳng định: “Chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất kiên nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và chính trị xây dựng khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn và gần gũi với nhân dân… có sự đồng cảm để đạt tới sự hòa giải dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ; sự sáng tạo và nhạy bén về văn hóa… và phẩm chất mà Hồ Chí Minh có một cách dồi dào - đó là sự lạc quan của ý chí”.
Nhà báo Mỹ Harrison S. Salisbury sau khi được gặp Bác, đã viết: “Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách (tặng một bông hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam), tất cả đều là nhân tố của thần thoại và truyền thuyết…”. Nhà văn nữ Blaga Dimitrova của Bulgaria cũng viết trong “Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh”: “Niềm hy vọng cũng có nhiều tên gọi khác nhau, song ở Việt Nam niềm hy vọng được tượng trưng là Chủ tịch Hồ Chí Minh….
Tiến sĩ Modagat Ahmed, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO nhấn mạnh: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Ngày 12/11/2013, Tổng thống Nga V. Putin đã đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ông đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết trong sổ lưu niệm: "Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.
(CLO) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 9/1, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm trưởng đoàn đã về thăm, tặng quà động viên gia đình chính sách và trẻ em trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
(CLO) Chiều 9/1, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông báo vừa phát hiện hàng chục tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Lô hàng này được các đối tượng nhập về kinh doanh phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động thể thao tại một số sân golf, theo kế hoạch thanh tra được UBND thành phố phê duyệt.
(CLO) Dù xa xôi, lạnh lẽo và gần như nguyên sơ, nhưng Greenland đang dần trở thành trung tâm chú ý của thế giới bởi ý nghĩa chiến lược về tài nguyên và địa chính trị.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường vừa có chỉ đạo về tiến độ thực hiện dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
(CLO) Xuất khẩu lao động là giải pháp hiệu quả nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động. Giải pháp này cũng mở ra cơ hội học hỏi kiến thức, kỹ năng, vừa rèn luyện tay nghề, khả năng ngoại ngữ... giúp người lao động hướng đến những vị trí việc làm chất lượng cao, có mức thu nhập tốt hơn, thậm chí tự phát triển sự nghiệp cho mình khi trở về nước.
(CLO) Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang làm rõ vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa tài xế xe ôm công nghệ và tài xế xe ôm truyền thống trước cổng Bệnh viện quận Bình Thạnh.
(CLO) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về việc điều động, chỉ định cán bộ.
(CLO) Ngày 8/1, Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc cho biết nước này đã tăng trữ lượng lithium lên 16,5% tổng nguồn tài nguyên toàn cầu từ 6% trước đó, chỉ sau Chile.
(CLO) Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Quốc hội trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiên tiến, hiện đại là cấp thiết…
(CLO) Trong lúc đang đón khách ở đường Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, nam tài xế ô tô 16 chỗ bất ngờ bị người đàn ông bán hàng rong đến la mắng, dùng đồ inox vây quanh xe.
(CLO) Tối 8/1, vụ giẫm đạp kinh hoàng tại thị trấn Tirupati, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người, trong đó có 5 phụ nữ, hơn 40 người khác bị thương.
(CLO) Ngày 9/1, Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Cần Thơ để kiểm tra, khảo sát công tác phối hợp tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về Nông nghiệp bền vững – An ninh lương thực và Ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn ra từ ngày 21-24/1 tại thành phố Cần Thơ.
(CLO) Theo báo cáo tổng quan thị trường bất động sản 2024 của Viện nghiên cứu Datxanh Services - FERI vừa công bố, 2024 là năm thị trường địa ốc chuyển mình mạnh mẽ cả về cung và cầu.
(CLO) Phiên bản Toyota Wigo E trang bị hộp số sàn đã không còn hiện diện trong danh mục sản phẩm của liên doanh ô tô Nhật Bản, chỉ còn lại duy nhất bản G số tự động.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động thể thao tại một số sân golf, theo kế hoạch thanh tra được UBND thành phố phê duyệt.
(CLO) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về việc điều động, chỉ định cán bộ.
(CLO) Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Quốc hội trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiên tiến, hiện đại là cấp thiết…
(CLO) Ngày 9/1, Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Cần Thơ để kiểm tra, khảo sát công tác phối hợp tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về Nông nghiệp bền vững – An ninh lương thực và Ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn ra từ ngày 21-24/1 tại thành phố Cần Thơ.
(CLO) Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm, tặng quà Tết cho 400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
(CLO) Ngày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phố phía Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone nhất trí Việt Nam và Lào sẽ thúc đẩy thương mại tăng trưởng mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10-15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm (ATTP). Tăng cường truyền thông về bảo đảm ATTP, tập trung vào các giải pháp phòng ngừa và các chế tài xử phạt, thanh tra, kiểm tra.
(CLO) Sáng 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm Lào và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9 đến ngày 10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
(CLO) Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.