Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật giao tiếp báo chí hiếm có

Thứ ba, 19/05/2020 14:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong nhìn nhận của báo giới quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam sở hữu chiều sâu trí tuệ, bề dày văn hoá và sự lão luyện về nghệ thuật giao tiếp hiếm có. Điều này thể hiện qua hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn của Người.

Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. Ảnh: The Australian.

Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. Ảnh: The Australian.

1. Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

- Không. Bởi vì như cô biết đấy, "Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một". Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này.

- Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?

- Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười).

- Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ ... văn hóa giữa hai nước?

- Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế ... Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

- Ồ, thời kì đó đã qua rồi.

- Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế ... hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

- Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

- Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

Đó là một số trích đoạn trong cuộc phỏng vấn giữa phóng viên hãng tin Pháp cách đây 56 năm (tháng 6/1964) và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều năm sau này, khi xem lại cuộc phỏng vấn, cảm nhận chung cùa nhiều người là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một phong thái ung dung, lịch lãm, với ngôn từ dí dỏm. Trước những câu hỏi “hóc búa” về hoàn cảnh thời chiến, mối quan hệ quan hệ quốc tế của Việt Nam…, Bác đều trả lời rất trí tuệ và quyết đoán.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Time.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Time.

2. Nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh là chính khách nổi bật trên truyền thông quốc tế là hoàn toàn có cơ sở. Theo “Hồ Chí Minh toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật biên soạn và phát hành năm 2011, từ khi nước nhà giành độc lập năm 1945 tới khi Người qua đời vào năm 1969, Bác trả lời phỏng vấn báo chí hơn 130 lần trên nhiều tờ báo thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính riêng trên tờ tạp chí Time danh tiếng của Mỹ, đã có ít nhất năm lần hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam xuất hiện trên trang bìa tạp chí này. Có một thống kê cho thấy từ khi giành độc lập dân tộc, Bác đã tiếp xúc với hơn 250 nhà báo nước ngoài của 17 nước, đại diện cho những tờ báo, hãng tin thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Life.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Life.

Nhưng điều đáng nói còn là cách trả lời phỏng vấn mà theo các chuyên gia, thực sự là một nghệ thuật bậc thầy. Lúc sinh thời, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia cũng như chính các nhà báo từng có cơ hội phỏng vấn Người, trong hầu hết các cuộc trò chuyện, Bác luôn thể hiện khả năng đối đáp cực kỳ sắc sảo và vô cùng linh hoạt. Bác không bao giờ né tránh những câu hỏi hóc búa, nhạy cảm, mang tính móc máy, giăng bẫy,mà luôn khéo léo xử lý tình huống theo cách mềm mại nhất có thể nhưng vẫn bộc lộ chính kiến rõ ràng.

Báo chí kể nhiều về lần Bác trả lời báo chí trong một cuộc họp báo vào ngày 12/7/1946 ở Paris, Pháp. Khi được hỏi về việc nước ta có quốc hữu hóa doanh nghiệp của Pháp không, Bác trả lời: “Chúng tôi không quốc hữu hóa không điều kiện; chúng tôi không tịch thu không của người nào cả”. Nếu cần phải quốc hữu hóa thì sẽ quốc hữu hóa những doanh nghiệp nào?, Người đáp lại : “Những doanh nghiệp nào dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử”(!). Cả khán phòng cuộc họp báo ngày hôm ấy đã rộ lên những tràng pháo tay tán thưởng của báo giới. 

Trong những câu trả lời của Bác, điều khiến các nhà báo, đặc biệt là báo chí phương Tây rất lấy làm thú vị là việc Bác thường viện dẫn từ những điển tích, những châm ngôn để ý nhị đề cập tới một ý nghĩa sâu xa phía sau đó. Đơn cử như lần Người trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ thời điểm tháng 9/1946. Khi được hỏi: “Chủ tịch nghĩ thế nào mà tính đánh lại người Pháp trong khi chưa có quân đội, chưa có vũ khí hiện đại?”, Bác đã trả lời: “Chắc chắn sẽ là gay go, nhưng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một đạo quân ít ra cũng mạnh bằng xe tăng, đại bác. Đó là chủ nghĩa dân tộc. Ông chớ nên đánh giá thấp sức mạnh dân tộc Việt Nam, nhất là người Mỹ các ông... “Đầm lầy có hiệu quả hơn súng chống tăng. Rừng rậm thì máy bay, bom đạn làm gì được. Có hang trên núi, chỉ một người nấp bắn, có thể chống cự với hàng trăm người. Chúng tôi có hàng triệu túp lều tranh, mỗi túp lều đều có sẵn một “con ngựa thành Troy” ở đó, sẵn sàng đánh lại bất cứ quân xâm lược nào”.

3. Có lẽ chính trí tuệ mẫn tiệp ấy, chiều sâu văn hóa và nghệ thuật giao tiếp ấy đã khiến Hồ Chủ tịch là một trong số hiếm hoi những lãnh tụ luôn giành được thiện cảm lớn của báo giới quốc tế. Tạp chí Time số ngày 9/9/1946 trong bài viết "Hồ Chí Minh là ai?"- Ho Chi Minh, Who are You?" đã cho rằng, Bác là một nhân vật "rất kỳ lạ". Tờ Time cũng nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”. 

Báo Le Figaro (Pháp) thì nhìn nhận: “Cụ Hồ là người đã buộc Pháp phải bỏ thuộc địa quan trọng nhất là Đông Dương… Cụ là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất và làm cho chúng ta kinh ngạc nhất thế kỷ chúng ta”. 

Nhà báo Australia W. Burchett sau những lần được gặp Bác đã đưa ra nhận xét: “Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng”.

Nhật báo Mỹ New York Times, số ra ngày 9/5/1954, không giấu được sự ngưỡng mộ: "Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt".

Và chắc chắn, "truyền thuyết Hồ Chí Minh" đã, đang và sẽ còn khiến báo giới quốc tế ngỡ ngàng và thán phục. 

Nguyễn Hà 

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h