Chủ tịch Quốc hội: Tập trung phân tích, đánh giá tác động, xem xét chất lượng của các dự án luật

Thứ hai, 13/09/2021 09:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 13/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến, phiên họp kéo từ 13-22/9/2021, để cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 và quyết định một số nội dung theo thẩm quyền.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, khối lượng công việc cần giải quyết trong phiên họp này là rất lớn, tập trung nhiều nội dung cần trình Quốc hội tại kỳ họp tới; do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tập trung, chủ động sắp xếp lịch làm việc để tham gia phiên họp đầy đủ, cố gắng cao nhất, hoàn thành chương trình theo đúng thời gian dự kiến, đảm bảo các nội dung trình Quốc hội đạt chất lượng cao; các cơ quan trình cũng cần tham dự chủ động và trách nhiệm đảm bảo cho phiên họp thành công tốt đẹp.

chu tich quoc hoi taptrung phan tich danh gia tac dong xem xet chat luong cua cac du anluat hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nêu 5 nhóm vấn đề chính được đưa ra thảo luận. Cụ thể:

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào  dự án luật trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 gồm 06 dự án Luật: Luật Cảnh sát cơ động, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, các dự án luật nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu thi hành các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết như CPTPP, EVFTA, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, điện ảnh, thống kê, tăng cường xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động vững mạnh, tinh nhuệ.

Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ, công tác chuẩn bị thẩm tra được các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị từ sớm, từ xa. Theo đó, thời gian vừa qua, các cơ quan của Quốc hội đã vào việc từ rất sớm, chủ động phối hợp với cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đã chủ động cho ý kiến về những định hướng lớn, những yêu cầu nội dung cần đạt được trong các dự án luật lần này. Sau đó, các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách lĩnh vực cũng tiếp tục cho ý kiến và Thường trực các Ủy ban của Quốc hội đã họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án luật.

Nhằm bảo đảm hoàn thiện kỹ hơn nữa để chất lượng các dự án luật đạt kết quả mong đợi khắc phục tình trạng luật khung, luật ống, tuổi thọ của luật ngắn, sửa đổi bổ sung chưa bao quát hết các vấn đề, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận sâu hơn, tập trung phân tích, đánh giá tác động đầy đủ, xem xét các chính sách mới có đảm bảo hợp lý, chặt chẽ, tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới; xem xét chất lượng của các dự án luật, các hồ sơ có liên quan để góp ý cho các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện để trình ra Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XV.

chu tich quoc hoi taptrung phan tich danh gia tac dong xem xet chat luong cua cac du anluat hinh 2

Quang cảnh phiên họp.

Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện công tác giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo: Tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án và phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của năm 2021; kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội; báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội (tháng 8/2021).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến một số vấn đề để nâng cao chất lượng các báo cáo và hiệu quả hoạt động giám sát.

Bên cạnh việc cho ý kiến về các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kế hoạch chi tiết và đề cương giám sát các chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 để việc triển khai hoạt động giám sát chuyên đề được chủ động, đạt kết quả và chất lượng. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là nét mới của công tác giám sát đối với các cuộc giám sát  tối cao của Quốc hội.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình Quốc hội quyết định về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cho ý kiến vào Kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán nhà nước.

Thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế có nội dung Việt Nam cung cấp văn phòng làm trụ sở làm việc cho Tòa trọng tài thường trực (PCA).

Thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội cho biết, nội dung này đã được cho ý kiến bước đầu phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã thống nhất một số vấn đề cơ bản. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận kỹ hơn về các phương án tổ chức kỳ họp đã được Tổng Thư ký Quốc hội chuẩn bị cũng như chương trình, nội dung cụ thể để đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế, diễn biến của công tác phòng, chống dịch bệnh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức