Chủ tịch Trung Quốc không tham dự trực tiếp hội nghị thượng đỉnh khí hậu

Thứ bảy, 16/10/2021 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, tờ Times đưa tin.

Anh, quốc gia đăng cai Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 của các quốc gia, hay COP26, tại Glasgow từ ngày 31/10 đến ngày 12/11, đang tìm cách nhận được sự ủng hộ từ các cường quốc cho một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

chu tich trung quoc khong tham du truc tiep hoi nghi thuong dinh khi hau hinh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: GI

Bài liên quan

Tờ Times dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Anh cho biết: “Hiện tại khá rõ ràng rằng ông Tập sẽ không xuất hiện và Thủ tướng Johnson đã được thông báo về điều đó. Hiện chúng tôi không biết là lập trường của Trung Quốc".

Các nhà tổ chức của Anh lo ngại rằng quyết định không đích thân tham dự của ông Tập có thể là màn dạo đầu cho việc Trung Quốc từ chối đặt ra các mục tiêu mới về biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Đại sứ quán Trung Quốc tại London không thể đưa ra bình luận ngay lập tức.

Ông Tập đã không rời Trung Quốc kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19. Ông đã tham gia các cuộc họp qua video với các nhà lãnh đạo toàn cầu.

Trung Quốc là nước thải ra khí nhà kính lớn nhất thế giới nên việc ông Tập vắng mặt trong các cuộc thảo luận, trực tiếp hoặc qua các cuộc gọi điện video, sẽ đánh dấu bước thụt lùi cho hy vọng của ông Johnson trong việc khiến các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý một thỏa thuận khí hậu quan trọng.

Trước đó, ông Tập Cận Bình, 68 tuổi, đã tham dự hội nghị khí hậu Paris năm 2015, hay COP21 được tổ chức tại Paris, Pháp, từ 30/11-12/12 năm 2015. Tại hội nghị này, các nước đã thông qua Thỏa thuận chung Paris, quản lý các phương thức giảm biến đổi khí hậu từ năm 2020. Thỏa thuận đã đạt được ngưỡng thông qua với hơn 55 quốc gia đại diện cho ít nhất 55% lượng phát thải khí hậu kính của thế giới đã phê chuẩn.

Nội dung chính của Thỏa thuận chung Paris gồm: Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này; Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C; Đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần; Đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.

Đến nay, đa số mục tiêu của thỏa thuận Paris chưa đạt được, do đó nước tổ chức COP26 chịu áp lực lớn trong việc tìm kiếm sự đồng thuận chung của thế giới trong việc giải quyết vấn đề khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. 

Trung Kiên

Bình Luận

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h