Phóng viên quốc tế tác nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triêu

Chuẩn bị tốt nhất, ứng dụng hiệu quả công nghệ

Thứ sáu, 01/03/2019 10:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để có những thông tin nhanh nhạy nhất, thước hình nóng hổi và những video chân thực và đầy cảm xúc nhất phóng viên đến từ các hãng thông tấn trên thế giới đã chuẩn bị cho mình những kỹ năng tác nghiệp một cách chỉn chu và hiệu quả...

Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đã khép lại, không chỉ nhận được sự quan tâm của đông đảo báo chí trong nước mà hàng nghìn đài, hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đã đổ về Việt Nam. Để có những thông tin nhanh nhạy nhất, thước hình nóng hổi và những video chân thực và đầy cảm xúc thì phóng viên từ các hãng thông tấn trên thế giới đã chuẩn bị cho mình những kỹ năng tác nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Cần có sự chuẩn bị tốt nhất

Đài Sky New, một trong mười kênh truyền hình tin tức tốt nhất thế giới cũng không bỏ qua sự kiện này. Kênh tin tức đã được đánh giá cao bởi chất lượng và nội dung, trong đó có những chương trình lưu đậm dấu ấn nơi khán giả như vụ tấn công 11/9, vụ đánh bom London 2005…cũng nhanh chóng cử phóng viên đến đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh. Nhà báo Imad Abuld đến trước khi diễn ra sự kiện mấy ngày, khi được hỏi về sự chuẩn bị của mình cho chuyến tác nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Ky- Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội, nhà báo Imad Abuld cho biết: "trước mỗi sự kiện lớn như sự kiện này, từ Ban biên tập đến phóng viên của Sky New đều có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Chúng tôi phân công rõ ràng từng công việc của các phóng viên, quay phim từ trụ sở của Đài cho đến khi tác nghiệp tại Việt Nam. Trước đó, chúng tôi cũng đã liên hệ với Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao Việt Nam để hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ liên quan, các yêu cầu và điều kiện để tác nghiệp tại Việt Nam như thủ tục xuất nhập cảnh, thẻ tác nghiệp cho phóng viên quốc tế, nơi lưu trú, kể cả phương tiện di chuyển khi tác nghiệp..."

Nhà báo Imad Abuld cho hay ông đã phải chuẩn bị rất cẩn thận khi tác nghiệp tại các sự kiện lớn này. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Nhà báo Imad Abuld cho hay ông đã phải chuẩn bị rất cẩn thận khi tác nghiệp tại các sự kiện lớn này. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Bản thân anh trước khi đến Việt Nam cũng đã tìm hiểu về Hà Nội qua nhiều kênh thông tin từ các quy định của nước bạn đến văn hóa, thực phẩm, giao thông đi lại và cả tình hình an ninh trật tự nữa. Anh đã phải phát huy tối đa mối quan hệ của mình, đây là yếu tố rất quan trọng, nhờ vào đó anh có thêm nhiều nguồn tin, để xây dựng bản tin, phóng sự cũng như bình luận của mình.

"Về nội dung tác nghiệp thì đương nhiên chúng tôi có sự tập trung cao độ vào sản xuất tin bài, phóng sự về Hội nghị thượng đỉnh. Chúng tôi đã xây dựng sẵn kịch bản cho thượng đỉnh cả thành công hay thất bại. Bên cạnh đó đào sâu vào một vài câu chuyện còn mới mẻ, độc đáo và độc giả đang quan tâm". Anh đã suy nghĩ, tham khảo, sử dụng tất cả các nguồn tin có thể, từ các tờ báo, website địa phương, mạng xã hội... đến sử dụng tai, mắt tại hiện trường để tìm kiếm và tạo dựng những bình luận độc đáo của mình.

Thuần thục dẫn hiện trường

Là một phóng viên dẫn trực tiếp từ hiện trường, phóng viên Park Hee-jun đến từ Kênh truyền hình Ariang của Hàn Quốc chia sẻ: "khả năng dẫn chuyện là kỹ năng cần thiết nhất của các phóng viên. Tôi cần phải tạo được sự kết nối đồng điệu với khán giả của mình về một câu chuyện hay vấn đề nào đó thông qua khả năng kể chuyện cộng với sự sáng tạo của từng cá nhân".

Nữ phóng viên Park của đài Ariang đang sắp xếp thông tin một lần nữa trước khi dẫn hiện trường. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Nữ phóng viên Park của đài Ariang đang sắp xếp thông tin một lần nữa trước khi dẫn hiện trường. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Đồng quan điểm với Hee- jun, phóng viên Natalia đến từ Kênh 1- Chanel Russia cũng thường dẫn các bản tin trực tiếp cho biết rằng, đứng trước máy quay để dẫn hiện trường hay thực hiện các chương trình trao đổi từ xa với biên tập viên ở trường quay là việc không hề đơn giản đối với nhiều phóng viên. Do đó ngoài lượng thông tin thu thập được thì phóng viên cầm mic rất cần sự chỉn chu từ hình ảnh, đến giọng nói phù hợp với địa điểm và tính chất sự kiện.

Phóng viên dẫn hiện trường luôn cần có sự chỉn chu nhất. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Phóng viên dẫn hiện trường luôn cần có sự chỉn chu nhất. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Luôn kết nối với mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh tiếp nhận thông tin nhanh chóng đối với khán giả cho nên theo Hsiang Ling Wang, nhà báo đến từ BC New (Đài Loan) thì các hoạt động tác nghiệp của anh ngoài truyền trực tiếp về đài còn nhận được nhiều sự tương tác từ mạng xã hội.

Hsiang Ling Wang, nhà báo đến từ BC New (Đài Loan) cho biết cần tận dụng hiệu quả tương tác đem lại từ mạng xã hội. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Hsiang Ling Wang, nhà báo đến từ BC New (Đài Loan) cho biết cần tận dụng hiệu quả tương tác đem lại từ mạng xã hội. Ảnh: Nguyệt Hồ.

"Có thể nói, mạng xã hội đã phục vụ đắc lực cho công tác tác nghiệp của chúng tôi như về lịch trình Hội nghị chẳng hạn. Trước khi lịch gặp gỡ chính thức được công bố thì phóng viên quốc tế hoàn toàn không biết lịch trình hoạt động của hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Donan Trump như thế nào. Tôi đã phải theo dõi trên Twittle của Tổng thống Mỹ, một số kênh mạng xã hội khác để cập nhật lộ trình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Như việc hôm nay tác nghiệp ở Melia của tôi cũng dựa vào những kênh thông tin như thế" - Hsiang Ling Wang cho biết

Hsiang Ling Wang cũng nhấn mạnh thêm rằng, nhắc tới vai trò của mạng xã hội thì các bài viết hay phóng sự được đăng tải sẽ có nhiều người chú ý, đặc biệt là khi mạng xã hội đã trở thành một thành phần không thể thiếu được trong nhịp sống hiện đại. 

Ứng dụng hiệu quả công nghệ hỗ trợ

Với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện nay đã xuất hiện rất nhiều các công cụ kỹ thuật hữu ích, có thể giúp các cánh nhà báo làm việc nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn so với trước đây. Chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, các nhà báo đã có trong tay một nền tảng cần thiết để khai thác vô số các công cụ đắc lực phục vụ quá trình tác nghiệp.

Beak Seung- woo thường xuyên sử dụng những ứng dụng công nghệ cho công tác làm báo của mình, Ảnh: Nguyệt Hồ.

Beak Seung- woo thường xuyên sử dụng những ứng dụng công nghệ cho công tác làm báo của mình, Ảnh: Nguyệt Hồ.

Với  Natalia chẳng hạn, cô thường xuyên phải “bóc băng, gõ lại tài liệu” sau mỗi buổi phỏng vấn để dẫn vào bản tin của mình  chẳng hạn, công việc rất mất thời gian. Thay vào đó cô sử dụng ứng dụng chuyển từ file âm thanh sang dạng văn bản, thậm chí chuyển từ file ảnh sang định dạng text rất tiện lợi. Thời gian “bóc băng, gõ tài liệu” đã rút xuống chỉ còn vài giây. Giờ đây, với một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính bảng chạy bất kỳ hệ điều hành nào, cô cũng có thể dễ dàng sử dụng các ứng dụng nhắc chữ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn.

Natalia cũng đề cao sự hiệu quả của ứng dụng công nghệ vào tác nghiệp

Natalia cũng đề cao sự hiệu quả của ứng dụng công nghệ vào tác nghiệp

Với công cụ này, cô hoàn toàn có thể thực hiện dẫn hiện trường một mình, như cách nói hiện nay là selfie, mà không cần đến sự trợ giúp của phóng viên khác.

Cũng luôn biết tận dụng lợi thế về công cụ hỗ trợ, Beak Seung-woo phóng viên của Chanel A, Hàn Quốc cũng "bật mí": "Những đoạn video ngắn, hình ảnh, đoạn ghi âm ngắn mà chúng tôi ghi lại được trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường, chúng tôi  đã sử dụng vô số các ứng dụng xử lý video từ miễn phí đến mất tiền để tạo dựng thành một phóng sự video hoàn chỉnh với độ chuyên nghiệp cao".

Nguyệt Hồ

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo