(CLO) Hiện các chuyên gia giáo dục chưa đồng nhất với quan điểm về chuẩn đầu vào ngành y, sư phạm trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022.
Một trong vấn đề các thí sinh quan tâm hiện nay là quy định về chuẩn đầu vào sư phạm và y khoa trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH); tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non vừa được công bố.
Trong đó yêu cầu rất cao đối với với những thí sinh vào hai ngành này phải có học lực giỏi hoặc điểm thi tốt nghiệp các môn trên 8 điểm.
Với quy định như trên, nhiều người cho rằng nếu tổng kết thực chất sẽ không có học sinh nào đáp ứng được tiêu chuẩn trên.
Anh Ngô Xuân An ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào học bạ có học lực giỏi mà điểm thi thấp thì coi như tiêu chí không có giá trị về sàng lọc đầu vào. Thậm chí, còn mở đường cho việc học tổng kết “trên trời”, điểm thi “dưới đất”.
Kết quả điểm thi tốt nghiệp năm 2021 Hà Nội có điểm thi và điểm tổng kết chênh lệch cao nhất cả nước. Điều đó phản ánh thực tế tổng kết và sức học thực sự vênh nhau ngoài tầm kiểm soát.
Do đó, ông An cho rằng nếu đã thi lấy đầu vào sư phạm, y khoa thì nên căn cứ vào điểm thi. Điểm thi trung bình các môn và điểm thi theo khối. “Quy định như hiện nay chỉ gây khó cho thí sinh, chứ không tuyển được người có kiến thức toàn diện” – ông Ngô Xân An nói.
Xung quanh vấn đế này, Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc tìm rào cản để sàng lọc thí sinh học sư phạm, y khoa là không cần thiết. Bởi, quy định học lực lớp 12 giỏi nhưng kết quả thi chưa chắc đã giỏi. Trong khi đó, nhiều em chỉ học lực khá nhưng thi lại có kết quả thi cao.
Ngoài ra, khi đã tổ chức thi thì căn cứ điểm thi là quan trọng nhất. “Giờ xây dựng xã hội học tập, ai cũng có quyền được tham gia học tập. Vì thế việc tạo nên nhiều rào cản là đi ngược lại với xu thế trên. Đáng lẽ phải tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận giáo dục một cách tốt nhất” – ông Phạm Tất Dong nói.
Trong khi đó, ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam thì cho rằng, riêng đối với ngành sư phạm cũng nên yêu cầu học sinh phải có học lực giỏi toàn diện, ngay cả đối với học sinh giỏi quốc gia.
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều người cho rằng viêcụ học sinh giỏi quốc gia không cần yêu cầu học lực giỏi toàn diện trong khi học sinh bình thường lại yêu cầu như vậy dẫn tới không công bằng giữa các thí sinh.
Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH); tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ngưỡng đầu vào các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo Giáo viên và các ngành đào tạo có cấp chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực Sức khỏe do Bộ GD&ĐT công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Đối với tuyển sinh đào tạo hình thức khác chính quy hoặc đối với thí sinh không dự kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào nhóm ngành Đào tạo Giáo viên và các ngành đào tạo có cấp chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực Sức khỏe khi:
Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên đối với các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo Giáo viên (trừ các ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng) và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học;
Học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng;
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.