VN-Index đã gặp khó khăn lớn trước sức ép giằng co mạnh tại vùng vào phiên cuối tuần trước những thông tin tiêu cực về TTCK thế giới từ nguy cơ chiến tranh Thương mại Trung - Mỹ. Chứng khoán Mỹ lao đao trong tuần này trong bối cảnh địa chính trị hỗn loạn. Những lo ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục kéo chứng khoán Mỹ chìm sâu vào "biển máu".
Chỉ số S&P 500 đã giảm mạnh và là mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ đầu năm, đóng cửa ở 2.588 điểm (giảm 5,6%). Chỉ số Nasdaq Composite của nhóm ngành công nghệ thậm chí còn tồi tệ hơn, sau những phát hiện về việc gã khổng lồ Facebook làm lộ dữ liệu khách hàng.
Chỉ số FTSE 100 đã tụt dốc 11% tính tới thời điểm này của năm 2018, và do đó cũng là chỉ số có thành quả tồi tệ nhất trên thế giới. Ảnh minh hoạ.
Chỉ số này đóng cửa ở 6.992 điểm (giảm 5,8% ). Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 23.533 điểm (giảm 5,5%). Tâm lý nhà đầu tư vẫn rất mong manh khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng lên. Các cổ phiếu châu Âu cũng giảm mạnh trong 3 ngày liên tiếp vào cuối tuần.
Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 6.921 điểm (giảm 7,3%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.886 điểm (giảm 3,7%), chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.095 điểm (giảm 3,2%). Chỉ số FTSE 100 đã tụt dốc 11% tính tới thời điểm này của năm 2018, và do đó cũng là chỉ số có thành quả tồi tệ nhất trên thế giới. Chứng khoán Nhật Bản cũng ghi nhận một tuần lễ sụt giảm mạnh.
Chỉ số Nikkei 225 giảm 4,9%, đóng cửa ở 20.617 điểm. Tính từ đầu năm, chỉ số Nikkei đã giảm 9,4%, trong khi đó chỉ số TOPIX giảm 8,4%. Đồng Yên tăng giá và đóng cửa ngày thứ Sáu ở mức 105.10 yên/đô la Mỹ, cao hơn 7.0% so với hồi cuối năm 2017.
Tại thị trường Trung Quốc, các chỉ số chứng khoán chính sụt giảm mạnh hôm thứ 6 và ghi nhận mức giảm điểm tệ nhất trong 6 tuần gần đây do lo sợ về cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 3.152 điểm (giảm 3,6%), chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 30.309 điểm (giảm 3,4%).
Thị trường chứng khoán thế giới trong tuần vừa qua chứng kiến2 phiên giảm điểm mạnh cuối tuần của Dow Jones (-700 điềm và -400 điểm), gây cú sốc lên chứng khoán toàn cầu và tâm lý bi quan với các nhà đầu tư Việt Nam.
Tuy nhiên, khả năng Dow Jones sẽ có hồi nhẹ và vào xu hướng sideway down. Thị trường có một tuần lễ tiếp tục tăng điểm bứt phá vào đầu tuần tuy nhiên chỉ số VN-Index đã gặp khó khăn lớn trước sức ép giằng co mạnh tại vùng vào phiên cuối tuần trước những thông tin tiêu cực về TTCK thế giới. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 1.153,59 điểm (+0,3%) và HNX-Index chốt phiên ở 131,88 điểm (+0,92%).
Dường như sau 11 năm đi tìm lại đỉnh vinh quang, VN-Index đã chính thức vượt đỉnh lịch sử vào phiên ngày 22/03 và lịch sử chứng khoán Việt Nam đã bước sang một trang sử mới với đỉnh mới được thiết lập. Đó là thành quả sau 8 phiên tăng liên tiếp từ vùng tích lũy 1.130 điểm tuy nhiên càng tiến sát tới vùng đỉnh cũ, áp lực chốt lời từ nhóm ngân hàng tăng cao đã khiến chỉ số không thể bứt phá mạnh mẽ và đã bị đánh mốc cột mốt trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần lễ.
Dòng tiền hầu hết luân chuyển chính ở nhóm cổ phiếu Large Cap. Tuy vậy, nhóm ngân hàng đã có sự phân hóa mạnh trong tuần qua. Vai trò dẫn dắt thị trường được luân chuyển sang một số cổ phiếu khác như MSN, VIC, GAS, PLX…
Có thể thấy độ rộng thị trường vẫn tương đối hẹp nhưng áp lực cung cầu lại không chênh lệch đáng kể. So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự sụt giảm đáng kể. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 18.786 hợp đồng ( giảm gần một nửa so với tuần trước).
Chứng khoán Việt Nam đã thể hiện sức mạnh khi chỉ giảm hơn 1% so với mức giảm 4-5% của chứng khoán toàn cầu. Kỳ vọng VNindex vẫn có khả năng chinh phục vùng đỉnh 1200-1250. Trong đó, vai trò dẫn dắt sẽ là PLX, VNM và nhóm dầu khí GAS, PVD, PVS…Trong trường hợp xấu thì vùng 1130 là vùnghỗ trợ tiếp theo của VNindex./.
Cẩm Tú