GDP của Ukraine tăng 4%
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
Theo dõi báo trên:
Vinh dự đươc trao Giải Nhì tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại, loạt bài “An ninh mạng - góc nhìn từ tâm điểm dư luận" của nhà báo Đăng Trường - báo Công an Nhân dân là một tác phẩm được đầu tư công phu với chủ đề đặc sắc, phương pháp thể hiện sáng tạo đã nêu ra một vấn đề cấp bách toàn cầu, và thực tế này đang đòi hỏi mỗi quốc gia triển khai các biện pháp thiết thực, hiệu quả để bảo đảm an ninh mạng.
Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết
- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề an ninh mạng đối với mỗi cá nhân là công dân và với chính thể nước CHXHCNVN?
Nhà báo Đăng Trường: Thực ra, điều này trong Luật An ninh mạng ghi rõ rồi, trong tờ trình dự luật cũng chỉ rõ sự cần thiết. Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản thế này: bạn bất ngờ bị kẻ nào đó đánh cắp tên, mật khẩu, đột nhập facebook rồi làm những trò tầm bậy như tung hình ảnh, viết bài hay vờ mượn tiền, nạp thẻ để chiếm đoạt. Rồi thì bạn bị người nào đó lên facebook chửi bới, vu cáo thế này, thế kia, bạn có bức xúc không? Hay tài khoản internet banking của bạn bị đột nhập, bị kẻ gian lấy hết tiền…
Tất cả những điều đó bạn đều thấy nguy hại vì an ninh, an toàn mạng. Ở phạm vi cộng đồng, quốc gia, chúng ta đã biết tác hại từ những thông tin “kêu gọi xuống đường” dưới danh nghĩa “bảo vệ môi trường biển”. Kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước của người Việt để kích động xuống đường, nhiều người cả tin làm theo và gây ra những hậu quả không nhỏ.
Rõ ràng, một xã hội mà người dân càng phụ thuộc vào thông tin mạng thì xã hội đó, không gian mạng càng phải được đảm bảo bằng các chế định luật pháp cụ thể. Lợi ích, chủ quyền quốc gia là tối thượng, khi nói, viết, chia sẻ lên mạng internet, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm công dân để suy nghĩ, hành động đúng.
- Vậy trách nhiệm của chúng ta là gì? Như ông đã nhắc đến trong tác phẩm rằng: Vấn đề đặt ra là chúng ta – những người sống và bảo vệ chế độ này, đất nước này, dân tộc này phải hiểu cho ra nhẽ, phải biết phân định đúng sai, biết rõ bụng dạ lòng người mà phân phải trái”. Làm thế nào để nhận biết được thông tin một cách chính xác nhất?
Nhà báo Đăng Trường: Tôi nghĩ cuộc sống thực chúng ta phải chấp hành luật pháp như thế nào thì trên mạng cũng vậy. Mạng không còn là ảo nữa vì ngày nay giao dịch, kinh doanh, học tập, làm ăn…cũng phổ biến trên mạng. Trong cuộc sống có trò lừa đảo gì thì giờ trên mạng cũng có, lừa tình, lừa tiền, lừa dự án, lừa đầu tư…, tất cả đều có. Vậy nên khi làm gì, viết gì trên mạng, chúng ta không thể hành động kiểu tuỳ thích, nhất là khi hành động của mình xâm hại đến cá nhân, tổ chức nào đó.
Không gian mạng rộng lớn, chúng ta chỉ là phần rất nhỏ trong biển cả mênh mông. Nhưng trách nhiệm của một công dân với đất nước, với Tổ quốc mình thì không hề nhỏ đâu, bất cứ lời nói, hành động nào đưa ra trên không gian mạng cũng phải ý thức được tư cách công dân của mình. Tôi thấy nhiều khi chúng ta đang có những giá trị rất lớn, rất thiêng liêng mà nhiều người lại không thấy được ý nghĩa thiêng liêng đó. Đó là giá trị của nền độc lập, hoà bình và phát triển của đất nước ta.
Từ “diễn biến mạng” đến bạo động, chống phá gây mất ổn định tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Thuận, Hà Tĩnh đặt ra những bài học sâu sắc về điều này. Buông lỏng an ninh mạng, hậu quả là khôn lường.
Làm thế nào để nhận biết được thông tin một cách chính xác nhất? Có nhiều cách tiếp cận, trước hết là nắm thông tin chính thống từ cơ quan chức năng. Thứ nữa, trước thông tin "lạ, độc", cần tìm hiểu xem xuất phát từ đâu, có nguồn từ những tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam hay không ? Và cần sự tĩnh tâm kiểm chứng, tránh cả tin và hành động theo sự cả tin đó.
Phản biện để tìm ra giá trị cốt lõi, bản chất của vấn đề
- Tôi thấy đây là một tác phẩm thực sự công phu, công phu từ cách dẫn dắt, tổ chức bài viết đến thực hiện chia kỳ. Ông đã làm thế nào để có thể thu nạp lượng thông tin lớn đến như thế vào bài viết mà vẫn hết sức logic, rành mạch?
Nhà báo Đăng Trường: Để phân tích, làm rõ vấn đề lớn như an ninh mạng, tôi nghĩ viết bao nhiêu kỳ trong khuôn khổ tác phẩm báo chí vẫn là chưa đủ. Tuy nhiên, tôi cố gắng chắt lọc lại những ý chính và đề cập ở góc độ phản biện để tìm ra giá trị cốt lõi, bản chất của vấn đề. Để phản biện phải có luận cứ, luận điểm rõ ràng, nó giống như một chuyên đề khoa học thu gọn, kể cả các dẫn chứng chứng minh nêu ra cũng phải thuyết phục, nhất là dẫn chứng từ luật pháp và thực tiễn ở các nước trên thế giới về an ninh mạng.
Tôi nghĩ, viết về an ninh mạng gần đây được đề cập rất nhiều trên báo chí. Tuy nhiên ở góc độ phản biện thì tôi thực hiện theo logic riêng. Về lý do thực hiện loạt bài này, như tôi đã viết trong phần đầu loạt bài: Bây giờ, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 thế giới với gần 60 triệu người dùng Facebook. Bất kỳ sự kiện nào dở, lạ, tiêu cực trong xã hội đều có thể trở thành tâm điểm của “bão Facebook”. Trong một không gian phong phú và kết nối rộng lớn đến thế, nếu nói “an ninh mạng” hẳn nhiều người chậc lưỡi “lại cái bệnh giáo điều, cổ hủ, lạc hậu”... Họ sợ nói đến “an ninh” là cái gì đó kiểu bắt bớ, bỏ tù, kiểm soát, bưng bít, bịt miệng... nên không ngại ngần hùa theo trào lưu chửi bới, miệt thị trên mạng và Nhà nước Việt Nam là khách thể cuối cùng của cơn bão phê phán, nguyền rủa đó. Nhưng thử nghĩ xem, con người sống ở đâu cùng cần sự an ninh, an toàn. Trên không gian mạng của kỷ nguyên số mà mất an ninh thì sao?
Tất nhiên, với tư cách một tác phẩm báo chí thì cũng không có mong muốn gì lớn lao. Khi thực hiện loạt bài viết này, chúng tôi chỉ mong bạn đọc ngẫm nghĩ đôi chút xem an ninh mạng hay dở ra sao, cần thiết thế nào với bản thân mình, với cộng đồng và cao nhất là chính thể, đất nước mình?
- Cổ suý, đồng hành cùng Freedom House, HRW, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và những tổ chức báo chí như Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa), Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières-RSF)... Ông chỉ mặt điểm tên khá nhiều cá nhân tổ chức mà phải công nhận những danh xưng, tên gọi rất cộng đồng và có được nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng. Lý do vì đâu mà ông không ngại động chạm đến những đối tượng này?
Nhà báo Đăng Trường: Các bạn nghĩ khi viết, “bêu tên” những tổ chức Freedom House, HRW...,chúng ta sẽ ái ngại vì đụng chạm? Tôi không nghĩ thế. Thử hình dung khi những tổ chức đó đưa ra các bài viết viện cớ an ninh mạng để nguyền rủa, miệt thị chế độ, miệt thị đất nước và khiến nhiều người vì cả tin, bị dẫn dắt bởi những luận điệu đó mà có suy nghĩ sai lệch về đất nước, về chế độ của chúng ta thì hậu quả sẽ thế nào? Nghĩa vụ của người làm báo có trách nhiệm tìm lẽ phải, tìm sự thật khách quan để đưa ra các tác phẩm báo chí định hướng dư luận, đồng thời phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc. Đứng về sự thật khách quan, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, cái đó là thiêng liêng, vậy thì tại sao chúng ta lại ngại, lại sợ đụng chạm? Tôi nghĩ, chúng ta không thể im lặng, không thể làm ngơ trước các luận điệu sai lệch, xuyên tạc về an ninh mạng của các tổ chức, cá nhân chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân.
- Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định chứ ông? vậy đó là những gì?
Nhà báo Đăng Trường: Đương nhiên viết về vấn đề này, để phản biện sao cho thuyết phục, ấy là việc không hề dễ. Chỉ nói “an ninh mạng” thôi, nhiều người đã dị ứng rồi, kiểu như chạm phải điện. Tại sao vậy?
Ấy là bởi, ngay trong suy nghĩ của “cư dân mạng”, nhiều người cũng muốn viết “thả phanh” trên facebook, blog, các diễn đàn mạng, kiểu như trang của mình thì mình viết, nhà mình thì mình ở, đơn giản như vậy. Hiểu như vậy thực là nguy hại. Thứ nữa, tâm lý người Việt mình thường tò mò chuyện của người, chuyện càng xấu, kín càng hút sự tìm kiếm, “rỉ tai”. Thế nên cái xấu trên mạng kiểu tin đồn chưa kiểm chứng thường có tốc độ lan truyền mạnh, hiệu ứng “lốc xoáy” khó kiểm soát. Trong khi đó, các thế lực xấu thường đánh vào tâm lý này, đưa những chuyện giả kín giả hở để câu nhử người đọc, mục đích cuối cùng là nhằm bôi nhọ, chỉ trích chính quyền, miệt thị chế độ, muốn “hun nạp” tâm lý kỳ thị trong dân chúng.
Cho nên, viết phản biện lại những điều như vậy không hề dễ. Mà để phản biện phải có chứng lý, có thực tiễn đủ sức thuyết phục. Do đó, tôi phải thu thập tư liệu trong và ngoài nước về an ninh mạng để có cách nhìn khách quan nhất.
- Để nâng cao được nhận thức và hiểu biết đó hẳn rất cần sự tuyên truyền của báo chí và truyền thông. Thưa ông, báo chí và truyền thông nước nhà cần có sự tỉnh táo như thế nào để nâng cao trách nhiệm của mình, đặc biệt tình trạng tin giả đang là vấn nạn và tình trạng diễn biến hoà bình của các thế lực đang rất phức tạp?
Nhà báo Đăng Trường: Thông tin lên báo thường qua nhiều khâu, từ người viết, người biên tập, duyệt xuất bản nên có tính chặt chẽ, kiểm chứng cao hơn. Tuy nhiên, không loại trừ nhiều khi vì chạy đua tính nhanh nhạy mà làm ẩu, dễ bị sai sót. Thông tin, hình ảnh sai sót nếu liên quan đến vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia sẽ rất nguy hiểm, đòi hỏi sự thận trọng, chặt chẽ, người viết và người biên tập phải đề cao trách nhiệm chính trị.
Hiện nay, thường ngày báo chí tiếp cận rất đa dạng nguồn tin. Bộ phận biên dịch tin tức quốc tế cũng tràn ngập tin tức, hình ảnh. Đương nhiên, trong dòng thông tin đó, tin giả, tin chưa được kiểm chứng, tin có dụng ý xấu…xuất hiện tràn lan. Điều đó đòi hỏi phóng viên, biên tập viên phải có nhận thức tốt về chính trị, nhận diện rõ các trang mạng báo chí nước ngoài để hiểu cho đúng. Với những trang mạng, báo chí của các tổ chức thù địch, chống phá chế độ, phải nhận diện rõ, không những không để “dính” thông tin sai lệch mà trong trường hợp cần thiết cần có sự phản biện, phản bác một cách kịp thời.
Với facebook, blog, mạng cá nhân, khi mình là nhà báo, cần làm chủ thông tin, không chạy theo “phong trào”, tránh để bị dẫn dắt hoặc lan truyền bởi những thông tin gây phương hại đến đất nước, cộng đồng.
Trân trọng cảm ơn anh!
Minh Khuê (thực hiện)
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.