(NB&CL) Đây chính là một trong những thông điệp từ Hội thảo báo chí “Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe xử lý tin nhiễu và tin giả” diễn ra vào ngày 19/12 do Hội Nhà báo Việt Nam, Hiệp hội CropLife Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức tại Đại Lải, Vĩnh Phúc.
Nhức nhối tin giả trong vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe
Ngày 13/12/2019 mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh, thành phố, các bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về an toàn thực phẩm. Nắm bắt được tinh thần đó, Hội thảo báo chí “Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe xử lý tin nhiễu và tin giả” đã phần nào cập nhật và bám sát các vấn đề mang tính xã hội, được dư luận quan tâm. Trên thực tế, báo chí đã và đang đóng một vai trò to lớn trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm, giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới vai trò của việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào để nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như đảm bảo tính an toàn. Các chủ đề liên quan đến an toàn thực phẩm luôn được công chúng báo chí đón nhận và quan tâm đặc biệt. Tác động quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm là điều rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm thiếu chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, thậm chí thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi. Nhiều vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đã bị cường điệu hóa, bị giải thích sai lệch, bịa đặt, giả mạo, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây hoang mang trong xã hội. Điều đó cho thấy trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc thông tin chính xác, khoa học, đồng thời nhận diện và phản bác những thông tin xấu độc, tin nhiễu, tin giả trong vấn đề an toàn thực phẩm, giúp người dân có kiến thức để lựa chọn thực phẩm tiêu dùng, tự chăm lo cho sức khỏe cá nhân.
Hội thảo này là một trong các hoạt động tiếp nối mà Hội Nhà báo Việt Nam cùng CropLife Việt Nam phối hợp tổ chức từ năm 2018.
Dĩ nhiên, mục tiêu truyền thông chính xác, khoa học này cũng vấp phải khá nhiều thách thức trong bối cảnh truyền thống số hóa hiện nay. Như Tiến sỹ Nguyễn Hải Chung – Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho biết: “Vấn đề về an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng là nơi xảy ra nhiều tin giả và tin nhiễu phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu thông qua mạng xã hội. Sức mạnh và mức độ sức lan tỏa của các trang mạng xã hội trực tuyến - nơi mỗi người tham gia đều có thể là một nhà báo, một chuyên gia đã khiến cho việc lan truyền các tin giả, tin nhiễu này khó kiểm soát hơn. Một số nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc xác định và tiếp cận với các nguồn tin khoa học chính thống, đáng tin cậy và điều này cũng khiến cho sự kết nối của công chúng với các nguồn tin này bị hạn chế”.
Thật vậy, việc xác định nguồn thông tin chính thống trong lĩnh vực này có “rào cản” là bởi tính chuyên ngành, những kĩ năng khai thác thông tin của báo chí, kiểm chứng và thẩm định thông tin chính xác đòi hỏi những kiến thức nhất định, thậm chí ngay từ phía công chúng tiếp nhận vấn đề này cũng còn có những thách thức không nhỏ. Tiến sỹ - Bác sỹ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chia sẻ: “Một trong những thông tin nhiễu phổ biến nhất liên quan tới thực phẩm biến đổi gen đó là một nghiên cứu vào năm 2015 cho rằng ăn loại thực phẩm này sẽ gây ung thư. Ngay sau khi phát hành, đã có rất nhiều bằng chứng khoa học và bài viết chính thống bác bỏ kết luận này, bản thân báo cáo này đã bị rút sau đó nhưng chúng ta vẫn thấy cho tới hôm nay, thông tin này vẫn được chia sẻ và được nhiều người tin. Hay các chủ đề liên quan tới phản đối vắc xin cũng là một dẫn chứng khác của tin giả.”
Và câu chuyện giải pháp
Hai phiên thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về những thông tin nhiễu, tin giả thường gặp liên quan tới an toàn thực phẩm và cách thức tạo dựng niềm tin với công chúng khi đưa tin về các vấn đề thực phẩm, sức khoẻ, xen giữa bài tập tương tác thiết thực cho các nhà báo, đã mang đến nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho đại biểu tham dự. Đó là các vấn đề về việc đánh giá an toàn thực phẩm liên quan tới thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng; vấn đề thông tin nhiễu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm; vấn đề phát hiện tin đáng tin cậy và xử lý tin giả; vai trò của các kênh báo chí chính thống, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong truyền thông, thông tin về khoa học...
Đặc biệt, khi bàn về giải pháp giúp cung cấp thông tin khoa học, xây dựng kiến thức cộng đồng về sức khỏe và an toàn thực phẩm một cách đúng hướng và minh bạch, đồng thời chủ động kiểm soát tin giả, tin nhiễu, các diễn giả đã nhấn mạnh tới hai yếu tố chính. Đó là cơ chế chính sách liên quan tới đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm và truyền thông “nguy cơ”. Hệ thống chính sách được khuyến cáo hiện nay theo các nguyên tắc quốc tế là dựa vào đánh giá nguy cơ (hay còn gọi là đánh giá rủi ro) và hệ thống này cần được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đưa ra khái niệm về “truyền thông nguy cơ” và nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động này trong việc phổ biến thông tin khoa học, xây dựng niềm tin cho công chúng và giúp họ có đủ thông tin để lựa chọn, sử dụng và kiểm soát thực phẩm một cách an toàn và có lợi. Tất nhiên nắm vững về truyền thông nguy cơ là vấn đề không dễ, đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên liên quan, để tạo ra thông tin đúng, sạch và hữu ích là rất quan trọng.
Thảo luận về vấn đề này, bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) nhấn mạnh: “Truyền thông về các vấn đề khoa học luôn là một bài toán khó – tạo dựng được sự đồng thuận và hợp tác của các bên tham gia có vai trò quan trọng. Để một chương trình truyền thông nguy cơ về các đề tài như sức khoẻ, an toàn thực phẩm có thể đúng hướng, thống nhất và hiệu quả thì trách nhiệm của nhà quản lý, nhà khoa học và nhà báo là quan trọng như nhau.”
Không chỉ có vậy, Hội thảo báo chí này chắc chắn đã giúp các nhà quản lý, các chuyên gia cũng như các nhà báo nhìn nhận một cách thấu đáo toàn diện hơn về trách nhiệm của mình. Với những người làm báo trong buổi thảo luận này đã có những bài học ý nghĩa để áp dụng vào nghề nghiệp thực tế. Rõ ràng, trong vấn đề truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe thì ngoài nỗ lực phát hiện cũng như tránh bị “sập bẫy” tin giả thì người làm báo cũng cần phải đảm bảo tính chính xác, tính thời sự của thông tin, cung cấp nguồn thông tin sạch về vấn đề này chính là lựa chọn cấp thiết mang tính sống còn trong bối cảnh hiện nay. Thông tin chính xác kịp thời sẽ định hướng được dư luận xã hội đúng đắn, từ đó giúp cho công chúng, người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác, an toàn thực phẩm cho gia đình. Thêm vào đó, trong quá trình truyền thông phải đảm bảo được độ bao phủ của thông tin, giúp cho người dân nắm bắt được thông tin kịp thời. Thông tin về an toàn thực phẩm có kiểm chứng càng lan rộng thì càng thu hút được sự tham gia của dư luận xã hội, mức độ nguy hiểm và thiệt hại cũng sẽ giảm.
Sức mạnh và mức độ sức lan tỏa của các trang mạng xã hội trực tuyến - nơi mỗi người tham gia đều có thể là một nhà báo, một chuyên gia đã khiến cho việc lan truyền các tin giả, tin nhiễu này khó kiểm soát hơn. Một số nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc xác định và tiếp cận với các nguồn tin khoa học chính thống, đáng tin cậy và điều này cũng khiến cho sự kết nối của công chúng với các nguồn tin này bị hạn chế.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(NB&CL) Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Trong suốt các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, cùng với báo giới cả nước, những người làm báo Quảng Trị đã vượt qua khó khăn, gian khổ để làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn.
(CLO) Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng tại Hội thảo quốc tế "Patria" lần thứ IV về thông tin và truyền thông, diễn ra từ ngày 17-22/3 tại La Habana, Cuba.
(NB&CL) Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…