(NB&CL) Loạt 5 kỳ về hành trình đi tìm công lý cho cán bộ đi B Nguyễn Ngọc Lợi của nhóm tác giả Quán Tuấn – Minh Diễn - Trần Quốc – Hà Đương của Báo Nhà báo & Công luận đoạt Giải B Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2020.
Loạt 5 kỳ về hành trình đi tìm công lý cho cán bộ đi B Nguyễn Ngọc Lợi của nhóm tác giả Quán Tuấn – Minh Diễn - Trần Quốc – Hà Đương của Báo Nhà báo & Công luận đoạt Giải B Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2020 là “quả ngọt” cho những nỗ lực của người làm báo trong hành trình góp phần vạch trần góc khuất, tháo nút rối cuối cùng để kết thúc một vụ khiếu kiện kéo dài suốt 32 năm qua, giải oan cho một hội viên, nhà báo, cựu chiến binh. Nhà báo Quán Tuấn đã chia sẻ nhiều điều xung quanh loạt tác phẩm này.
Vụ việc ly kỳ nhất trong rất nhiều vụ việc tôi đã thực hiện
+ Có thể nói loạt phóng sự điều tra đã có một cái kết có hậu sau hơn 30 năm đi tìm công lý. Trong hành trình ấy có đóng góp quan trọng của những người làm báo. Xin anh cho biết cụ thể hơn về ý tưởng và quá trình triển khai đề tài của nhóm tác giả?
- Khi được Ban Biên tập Báo Nhà báo & Công luận giao tìm hiểu điều tra về vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi (sinh năm 1953), nguyên Thư ký Chi hội Nhà báo Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, chúng tôi bắt tay ngay vào triển khai nhiệm vụ như bao vụ việc đã từng làm trước đó.
Nhưng quả thực, tôi thấy rằng đây là vụ việc ly kỳ nhất trong rất nhiều vụ việc tôi đã thực hiện. Nó ly kỳ đến mức mà với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề nhưng khi tiếp nhận hồ sơ của ông Lợi tôi vẫn đặt câu hỏi có phải hồ sơ giả không? Bởi có quá nhiều chứng lý quan trọng như Công văn 400, Quyết định 54 của Ủy ban thống nhất Chính phủ cử ông ấy đi học hay nhiều văn bản chỉ đạo, đặc biệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nay là Chủ tịch nước nhưng không hiểu tại sao hơn 30 năm mà các cơ quan chức năng vẫn không giải quyết.
Thêm vào đó, vụ việc của ông Lợi không có bất cứ thông tin nào trên mạng, trên các báo để đối chiếu với nguồn thông tin ông Lợi cung cấp, nên ban đầu tôi rất băn khoăn. Chỉ đến khi chúng tôi quyết định vào cuộc bằng việc tiếp cận trực tiếp các cơ quan chức năng, tôi mới tin những hồ sơ ông Lợi cung cấp là sự thật. Tôi báo cáo và đề xuất Ban Biên tập Báo cho triển khai thực hiện tuyến bài dài kỳ và quyết tâm đưa vấn đề này ra ánh sáng.
+ Khởi đầu điều tra một sự việc ly kỳ lại không có nhiều manh mối, nhóm tác giả đã phải “gỡ những nút thắt” như thế nào để đưa sự việc ra ánh sáng, thưa nhà báo?
- Quả thực đó là một hành trình gian nan. Vào tháng 5/2020, sau khi Báo Nhà báo & Công luận tiếp nhận đơn thư kêu cứu của ông Nguyễn Ngọc Lợi khiếu kiện cách làm “tắc trách” của một số cán bộ, lãnh đạo Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Đại học Y Dược Thái Nguyên); Sở Y tế Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ); Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo… đã khiến hơn 30 năm qua, những quyền lợi chính đáng của ông - một quân nhân, thuộc diện cán bộ đi B được Ủy ban Thống nhất của Chính phủ điều động bị bỏ rơi. Hơn 30 năm qua cũng là từng ấy năm ông lầm lũi vác đơn đi khiếu kiện để “giải oan” cho chính mình. Đây là vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm, qua nhiều nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên.
Chính vì thế, chúng tôi xác định rằng, đây là vấn đề nghiêm trọng, liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của một nhà báo, quân nhân, người có công cống hiến với đất nước trong giai đoạn khó khăn. Vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích của nhà báo cũng phù hợp với tôn chỉ mục đích của Báo Nhà báo & Công luận. Đặc biệt, vụ việc khiếu nại của ông Lợi là có cơ sở để tiến hành tìm hiểu, xác minh thông tin kêu cứu.
Tất nhiên để tháo gỡ, trong quá trình tác nghiệp, nhóm phóng viên phải mất nhiều thời gian để lập trình, sắp xếp lại tài liệu, tư liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc từ những năm 1976, 1977, 1983 đến nay. Đồng thời, phải xác minh vụ việc ở nhiều cơ quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, Sở Y tế Phú Thọ... Đồng thời, cử phóng viên phỏng vấn, xin ý kiến từ các chuyên gia Luật, Luật sư và Đại biểu Quốc hội phân tích cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi chính đáng cho ông Lợi.
+ Một trong những thành công của loạt tác phẩm này chính là sự đeo bám đến cùng một sự việc. Đó cũng là điều mà không phải phóng sự điều tra nào cũng đạt được. Anh cùng đồng nghiệp có gặp những khó khăn gì trong hoạt động tác nghiệp không?
- Vụ việc thiếu trách nhiệm trong giải quyết đơn thư khiếu nại của các cơ quan chức năng dẫn tới hậu quả ông Lợi không được phân công công tác, không thể xin được việc làm chính thức (làm Tạp chí Môi trường và Sức khỏe theo sự bảo lãnh của Chính phủ và được cấp Thẻ Nhà báo theo quy định - ông Lợi cho biết) và không được hưởng chính sách, chế độ theo quy định pháp luật, chúng tôi càng theo đuổi, càng thấy có nhiều uẩn khúc.
Tuy nhiên, để đi đến được kết quả và giải oan được cho nhân vật của mình, chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hành trình đi tìm sự thật. Bởi, các cơ quan có sai phạm phần lớn đều đóng cửa với báo chí, không muốn cung cấp thông tin cho báo chí. Vụ việc của ông Lợi, khi tác nghiệp phải mất rất nhiều thời gian lặn lội ngược xuôi từ Sở Y tế Phú Thọ, Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên rồi Bộ GDĐT, nhưng có cơ quan không những không cung cấp hồ sơ mà còn có phản ứng ngược lại... Cũng rất may mắn là, đã có hàng trăm tờ báo cùng vào cuộc trong vụ việc này như Nhân dân, Báo điện tử Chính phủ, Thanh Niên, Lao Động, Dân trí, Vnexpress, Thanh tra, Tuổi trẻ, Pháp luật Việt Nam...
Chúng tôi có thêm nhiệt huyết, quyết tâm đi đến cùng sự thật…
+ Tôi cho rằng, sức lan tỏa, hiệu lực tác phẩm này rất lớn khi được Chính phủ hết sức quan tâm, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ liên tục có những chỉ đạo. Với những người làm báo, sự ủng hộ vào cuộc của Chính phủ, các cơ quan ban ngành... đã tạo nên sức mạnh như thế nào đối với hành trình đưa sự thật ra ánh sáng, thưa nhà báo?
- Khi đạt được kết quả như hôm nay, thành công lớn nhất của người làm báo, nhất là mảng báo chí điều tra đó là tác phẩm, đứa con tinh thần của mình có hiệu lực xã hội lớn, tức là đạt được những kết quả như kỳ vọng. Sự vào cuộc, quan tâm của Chính phủ, các ban ngành, của người dân là nguồn động viên vô cùng quý giá để người làm báo vững tin hơn với tác phẩm của mình. Đây có thể nói là niềm vui lớn nhất đối với tôi và các đồng nghiệp. Để từ đó, chúng tôi có thêm nhiệt huyết, quyết tâm đi đến cùng sự thật… Đồng thời cũng là nguồn cổ vũ tinh thần đối với những người làm báo tại Báo Nhà báo & Công luận nói riêng và người làm báo điều tra theo đơn thư bạn đọc cả nước nói chung. Có thể nói, sự quan tâm ấy giúp chúng tôi có thêm lửa nghề để dấn thân với mảng đề tài gai góc này.
+ Quả thực tôi rất xúc động khi đọc lá thư ông Nguyễn Ngọc Lợi viết cảm ơn Ban Biên tập Báo Nhà báo và Công luận sau khi vụ khiếu kiện kéo dài 32 năm khép lại. Tôi cho rằng, niềm tin của người dân vào công lý, vào nghề báo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thêm “lửa nghề” cho những người cầm bút, thưa anh?
- Đúng là như vậy! Trong hành trình nghề nghiệp của mình chúng tôi cũng từng nhận không ít những lời cảm ơn của độc giả, của nhân vật và đó thực sự là những hạnh phúc nghề nghiệp không gì hơn thế. Cầm lá thư của một người với nỗi đau dai dẳng trong suốt hơn 30 năm qua, vỡ òa cảm xúc được minh oan thực sự rất khó diễn tả hết được.
Tôi vẫn nhớ ông ấy viết rằng: “Nội dung các bài báo của Báo đã góp phần vạch ra góc khuất của vụ việc, tháo nút rối cuối cùng để kết thúc vụ khiếu kiện. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã giải oan cho tôi sau 32 năm bị sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cam go, khốc liệt. Nhóm phóng viên đều là những người sinh ra trong thời hậu chiến nhưng họ đã có cách nhìn lịch sử, có trách nhiệm chính trị, can đảm lao vào bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của những cựu chiến binh. Hơn thế, cựu chiến binh lại là đồng nghiệp của họ”...
Điều ấy đã tiếp thêm cho tôi và các đồng nghiệp rất nhiều động lực để cố gắng hơn nữa. Đâu đó trong cuộc sống sẽ còn nhiều vụ việc oan sai và người dân rất cần được lên tiếng, được bảo vệ. Chúng tôi hy vọng, với những nỗ lực của người làm báo cùng sự quyết liệt từ các cơ quan chức năng, tình trạng ấy sẽ ngày một hạn chế để người dân thêm tin yêu vào công lý, vào lẽ phải.
(CLO) Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Dù giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội trung bình trong quý III/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, thế nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới.
(CLO) Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa bắt giữ thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TP. HCM và Đà Nẵng; Nhà giáo có quyền dạy thêm như một hoạt động chính đáng; Xét xử bà chủ Công ty xăng dầu Xuyên Việt Oil…
(CLO) Đô đốc cấp cao giám sát lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đang làm suy yếu kho dự trữ phòng không của Mỹ.
(CLO) Các quốc gia phát triển sẽ sử dụng các công cụ tài chính như một loại "đòn bẩy" để hỗ trợ các quốc gia khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Ngày 20/11, tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024).
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
(CLO) Dự kiến việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Indonesia sẽ áp dụng từ đầu năm tới đang làm gia tăng lo ngại về những thách thức mới đối với ngành ô tô vốn đã gặp khó khăn
(CLO) Trong chuyến thăm Dải Gaza, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng trả 5 triệu USD cho mỗi con tin được giải thoát khỏi tay Hamas.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(CLO) Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức diễn đàn nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.
(CLO) Ngày 19/11, Đoàn công tác do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đã trao tặng tỉnh Lào Cai 68.000 cây xanh nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi.
(CLO) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.
(CLO) Ngày 18/11, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo 'Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững'.
(CLO) Ngày 18/11, đồng chí Kha Mạnh Sâm - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng chấm giải báo chí về đề tài Dân vận khéo tỉnh Sơn La giai đoạn 2023-2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng chấm giải.
(CLO) Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
(CLO) Ngày 17/11, hướng tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy, Hà Nội.
(CLO) Ngày 15/11, Báo Dân trí phối hợp cùng chính quyền địa phương, tổ chức khởi công 5 ngôi nhà Nhân ái, tặng các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 2 huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.