“Chúng tôi không chỉ khơi ra mà còn đi đến tận cùng vấn đề…”

Thứ hai, 25/11/2019 20:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là chia sẻ của nhà báo Nguyễn Thanh Loan đến từ Báo Kinh tế & Đô thị về tác phẩm "Quảng cáo sính ngoại và nỗi buồn tiếng Việt". Tác phẩm đã đạt Giải A Giải báo chí về phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Thanh Loan về một số nội dung xoay quanh tác phẩm.

- Những tấm biển quảng cáo tưởng chừng như là những hình ảnh rất bình thường không ngờ lại chứa đựng nhiều vấn đề đến như vậy, chị đã có những những lăn tăn, suy nghĩ về việc này từ khi nào?

+ Hàng ngày khi đi ngoài đường với hàng loạt những tấm biển quảng cáo dựng lên trở thành quen thuộc như một điều gì đó rất hiển nhiên. Vấn đề sính ngoại của quảng cáo không phải là vấn đề mới xảy ra mà đa phần do người ta không để ý, người ta quá quen rồi.

Chính vì thế không mấy ai hiểu rằng việc sử dụng tiếng nước ngoài trên các biển quảng cáo tràn lan như trên là một hành động có vấn đề. Thực tế, khi tôi đi tác nghiệp đến các cửa hàng và hỏi thì tất cả đều ngỡ ngàng, họ đều nghĩ rằng chẳng có vấn đề gì hết. Những người quản lý nghĩ rằng đó là vấn đề rất là nhỏ, cùng với công việc bận rộn họ cũng chưa sát sao được công tác quản lý của mình.

Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã mất khá nhiều thời gian để kiểm đếm các bảng biểu vi phạm trên các con phố ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú.

Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã mất khá nhiều thời gian để kiểm đếm các bảng biểu vi phạm trên các con phố ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú.

Hà Nội luôn hướng đến xây dựng một nền văn hóa văn minh, thanh lịch, cần có sự chung tay đồng lòng của nhiều đơn vị trong đó có lực lượng báo chí, truyền thông. Văn minh, thanh lịch ở đây không chỉ dừng lại ở lời nói.

Tôi cũng đã đi một số nước ngoài và thấy rằng các biển bảng của họ đều sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Vấn đề vi phạm quy định về quảng cáo trên các tấm biển, báo chí không thể chỉ thông tin đơn thuần mà còn cần phải lan truyền nhận thức đúng đắn nhất. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này mong muốn thực sự không chỉ truyền tải một thông điệp về văn minh, văn hóa và thanh lịch cho Hà Nội mà còn mong muốn lan tỏa rộng rãi hơn thành hành động thức tỉnh đến nhiều người gồm cả đồng nghiệp, cơ quan quản lý và chính chủ kinh doanh vi phạm.

- Chị đã nêu ra một vấn đề xem chừng cũng đang là nỗi băn khoăn trong dư luận. Cũng có nhiều đồng nghiệp đã thực hiện các bài viết với đề tài này nhưng ở tác phẩm của chị tôi thấy được sự kỳ công?

+ Loạt bài này tôi cùng đồng nghiệp thực hiện trong 2 tháng. Đầu tiên là một loạt 4 bài, sau đó vì được sự quan tâm và phản hồi của dư luận về vấn đề này mà chúng tôi thực hiện tiếp thêm một bài nữa là 5 bài.

Để có được bài viết với những chứng cứ thuyết phục nhất, chúng tôi không chỉ đến cơ quan quản lý thu thập thông tin thống kê mà chúng tôi trực tiếp đi hết các con phố của Hà Nội và đi xin hồ sơ của các công trình xây dựng để tiến hành kiểm đếm từng biển bảng. Nhìn thoáng qua tôi chỉ nghĩ có khoảng 50% biển bảng sử dụng tên nước ngoài, nhưng trong quá trình thống kê tôi ngỡ ngàng hơn so với dự kiến ban đầu, phải có đến 80% số bảng biển và các các công trình sử dụng tiếng nước ngoài.

Cuộc khảo sát thực tế đã cho ra các con số đáng buồn về tình trạng sính ngoại trong ngôn ngữ quảng cáo và công trình. Một con phố dài chưa đầy 1km, nhưng có tới 72/86 tấm biển quảng cáo tiếng nước ngoài. Đó là một con số thống kê điển hình về biển bảng tiếng nước ngoài trên phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu diễn ra nhiều năm, sau thời gian xử lý rồi lại bùng phát trở lại, đang trở thành hiện tượng đến mức báo động. Rất hiếm hoi, có cửa hàng làm quy chuẩn theo đúng quy định. Từ đó chúng tôi tìm tới và lắng nghe lời cảnh báo của các chuyên gia đồng thời đi tìm giải pháp quản lý trong thời gian tới của các cơ quan có liên quan.

Vậy chị đã gặp khó khăn gì khi thực hiện loạt bài này?

Nói đến sai phạm, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình thì chắc chắn các chủ của hàng kinh doanh đều né tránh. Chúng tôi có hỏi chuyện nhưng không mang lại kết quả. Sau đó, chúng tôi cũng phải tìm hiểu rất lâu rồi nhập vai để tiếp cận nhân vật. Cụ thể ở đây trong vai người có nhu cầu thuê mặt bằng mở cửa hàng quần áo trên phố Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội) chúng tôi tìm đến số nhà 165. Căn nhà 3 tầng, mặt bằng rộng chừng 36m2 được gia chủ sử dụng tầng 2 và 3 làm nơi sinh hoạt. Tầng 1 với diện tích sử dụng khoảng hơn 20m2 đang được gia chủ tìm người thuê mới sau khi cửa hàng mua bán điện thoại di động hết hạn thuê. Trong cuộc thương lượng bàn thảo thuê mặt bằng, ông chủ căn nhà là Nguyễn Mạnh Lân chỉ quan tâm giá thỏa thuận, các điều khoản sử dụng diện tích chung. Còn vấn đề biển bảng cửa hàng mang tên Beautiful Girl hay chuyển sang tiếng Việt là “Gái xinh” hay “Ngọc nữ” thì tùy… chủ shop.

Ví dụ như trường hợp tôi kể trên, theo ông Lân, trong 10 năm qua, gia đình ông đã cho 5 - 6 người thuê, lúc cửa hàng bán điện thoại, lúc cửa hàng thời trang, khi lại cửa hàng đồ chơi trẻ em, và khi là hàng bán chăn ga gối đệm… Tuy nhiên, chưa có cán bộ địa phương hay ngành văn hóa nào đến nhắc nhở vì tên biển hiệu tiếng nước ngoài hay tiếng Việt.

Chúng tôi tìm đến các cơ quan quản lý hầu như không ai muốn trả lời. Họ quá nhiều việc khác trong việc chấn chỉnh quảng cáo. Chúng tôi phải áp công văn, tìm đủ mọi cách, rồi đặt lịch phỏng vấn để Bộ VH - TT và du lịch phải lên tiếng...

+ Nhưng như chị đã nói nếu thay bằng tiếng Việt thì có nhiều tên có vẻ “trông không được sang”, không thu hút. Việc hội nhập quốc tế không thể không xảy ra tình trạng giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ?

Vấn đề ở đây, ngôn ngữ chính là mặt biểu hiện sinh động nhất, là đặc trưng văn hóa, là niềm tự hào của mỗi quốc gia; trong khi ở Việt Nam những tấm biển quảng cáo, các tên gọi công trình là mặt tiền ngôn ngữ quốc gia lại sính ngoại.

Ai cũng phải hội nhập nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức giữ gìn bản sắc của dân tộc của mọi người. Môi trường bây giờ đã làm cho mọi thức trở nên dễ dãi hơn, dễ dãi từ biển bảng quảng cáo đến công trình... Nếu mỗi người nghĩ lại một chút thì sẽ tạo ra được một định hướng khác đến tâm lý của công chúng.

Hơn nữa, đa phần biển bảng mình phục vụ cho người Việt, còn khách du lịch họ mong muốn khám phá một nền văn hóa đặc sắc chứ không phải để chiều theo lòng họ bằng văn hóa của họ thì chắc họ sẽ không có nhu cầu đến Việt Nam, đến Hà Nội lần nữa. Họ tìm đến vì văn hóa rất riêng của Việt Nam, văn hóa đặc trưng rất Hà Nội.

Tác giả của Báo Kinh tế & Đô thị với tác phẩm

Tác giả của Báo Kinh tế & Đô thị với tác phẩm "Quảng cáo sính ngoại và nỗi buồn tiếng Việt" được trao Giải A. Ảnh: Sơn Hải

- Một khi hiện tượng chưa coi trọng việc giữ gìn bản sắc tiếng Việt đã trở thành nếp sống “mang tính quần chúng” thì những lời hô hào, khuyên bảo, chê trách... trên mặt báo là đáng quý song không mang lại hiệu quả cao. Vậy thì báo chí cần làm gì để vấn đề không chỉ được báo chí nêu ra mà còn có giải pháp xử lý hiệu quả, thưa chị?

Quan điểm của chúng tôi là không chỉ khơi ra mà còn đi đến tận cùng vấn đề. Vấn đề sính ngoại của quảng cáo là một vấn đề rất lớn, nó không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn nhiều thành phố khác và nó là một thực trạng tồn tại rất lâu rồi nên tôi cũng không tham vọng rằng qua một bài báo, một loạt bài mà chấm dứt được ngay. Câu chuyện ở chỗ, mình biết tác phẩm đấy, mình tác động được đến những người mình đã gặp họ, mình tác động đến được những cơ quan quản lý và họ đã có những phản hồi tích cực về tòa soạn...

Việc tuyên truyền văn hóa Hà Nội chúng tôi không chỉ muốn ngợi ca mà còn muốn nêu ra những bất cập trên tinh thần định hướng xây dựng.

Tất nhiên, những bài về vấn đề văn hóa thì vẫn cần có sự tuyên truyền dần dần, nhưng mà ít nhất nó đã đặt được những bước đầu. Chúng tôi vẫn chủ trương là không chỉ nêu ra vấn đề, không chỉ tham vấn ý kiến chuyên gia mà còn sẽ tiếp tục vệt bài tuyên truyền sau này.

Trân trọng cảm ơn chị!

Minh Khuê (ghi)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo