Nhà báo Phan Thanh Phong - Vụ trưởng - Trưởng ban Nhân Dân hằng tháng - Báo Nhân Dân: 

Chúng tôi muốn góp tiếng nói cùng tự hào về Thương hiệu Việt Nam

Thứ bảy, 22/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Loạt bài “Thương hiệu Việt Nam” của nhóm tác giả Phan Thanh Phong, Ngô Hương Sen, Nguyễn Hồng Minh, Phùng Nguyên và nhà văn Nguyễn Việt Hà... thuộc Liên Chi hội nhà báo Báo Nhân Dân đã giành được giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII – 2018 . 

Nhận diện và phát huy thương hiệu của mỗi cá nhân, một cộng đồng cư dân, cộng đồng doanh nghiệp, một cộng đồng văn hóa để làm nên Thương hiệu của đất nước, Thương hiệu Việt Nam, định vị Thương hiệu Việt Nam để từ đó cùng nhân lên niềm tự hào và trách nhiệm... là những thông điệp từ loạt bài “Thương hiệu Việt Nam”. 

Chúng tôi làm mới lại một đề tài đã quen thuộc

+ Bàn về Thương hiệu Việt Nam không hẳn là đề tài mới nhưng lại là câu chuyện của thời cuộc, cũng không phải là chuyện của cá nhân hay của riêng doanh nghiệp mà là chuyện của cộng đồng, xã hội và cao hơn hết là của cả đất nước. Ý tưởng xây dựng loạt bài đến từ đâu, thưa chị?

- Thương hiệu Việt Nam là tên chủ đề số Báo Tết năm 2018 của ấn phẩm Nhân Dân hằng tháng - Báo Nhân Dân. Theo truyền thống hằng năm, cùng các đồng nghiệp cả nước, chúng tôi luôn thực hiện một giai phẩm Tết Nhân Dân hằng tháng như một món quà năm mới tặng bạn đọc. Thực hiện báo Tết thì phần việc đau đầu nhức óc đầu tiên đương nhiên là chọn chủ đề, làm sao cho đúng, cho trúng, cho hay, lại còn nhẹ nhàng, ấm cúng hợp không khí ngày xuân. 

Nhà báo Phan Thanh Phong.

Nhà báo Phan Thanh Phong.

Thời điểm năm 2018, sau hơn 40 năm đất nước thống nhất và sau hơn 30 năm kể từ công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển thần kỳ. Hầu hết các chuyên gia, tổ chức và truyền thông quốc tế đều nhận định Việt Nam là một điểm sáng về tăng trưởng. Uy tín của Việt Nam, giá trị Việt Nam, thương hiệu Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nổi tiếng, được định vị trên trường quốc tế, nhất là sau thành công của những sự kiện ngoại giao lớn mà Việt Nam đăng cai tổ chức như APEC 2017 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo hàng đầu thế giới. Sự nhất quán quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, sự nỗ lực cải cách của Chính phủ, tín hiệu vui trong thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu ổn định, sự bài bản của chương trình Thương hiệu Quốc gia... đã góp phần thúc đẩy và tạo nên sức hấp dẫn của Việt Nam. Nền kinh tế phát triển ổn định đã thúc đẩy những tiến bộ về văn hoá, giáo dục, xã hội... tất cả là sự cộng hưởng để làm nên Thương hiệu Việt Nam ngày càng giá trị và lớn mạnh. 

Chính vì vậy, sau khi trao đổi, bàn bạc, chúng tôi đã quyết định chọn Thương hiệu Việt Nam làm tiêu điểm của báo Tết Mậu Tuất và cùng bắt tay nhau triển khai tổ chức loạt bài này để góp tiếng nói cùng tự hào về Thương hiệu Việt Nam trong hành trình đồng hiện giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. 

+ Tôi thấy, trong loạt bài này, câu chuyện Thương hiệu Việt Nam không chỉ nhắm đến các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhãn hàng... dù nổi tiếng đến đâu mà cao hơn hết là khát khao định vị thương hiệu Quốc gia trong bối cảnh internet đã tác động sâu sắc vào mọi mặt đời sống của hầu hết mọi người trên thế giới này? 

- Đúng vậy, có khoảng thời gian rất dài, những người hay đi nước ngoài, hay tiếp xúc với người nước ngoài hay mang tâm trạng rằng, thế giới vẫn chỉ biết đến Việt Nam nhờ những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nhưng Việt Nam không chỉ có thế. Và sau hơn 30 năm mở cửa, hội nhập, Việt Nam càng cần phải giới thiệu ra thế giới hình ảnh một đất nước tươi đẹp với bờ biển trải dài, một đất nước có bản sắc văn hóa độc đáo, đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, một đất nước đang phát triển luôn vận động, thay đổi tích cực theo từng tháng, từng năm. Sẽ rất thiệt thòi cho mỗi chúng ta nói riêng và đất nước nói chung nếu Việt Nam vẫn bị gắn với những cuộc chiến. Nhận diện và phát huy thương hiệu của mỗi cá nhân, một cộng đồng cư dân, cộng đồng doanh nghiệp, một cộng đồng văn hóa để làm nên Thương hiệu của đất nước, Thương hiệu Việt Nam, định vị Thương hiệu Việt Nam để từ đó cùng nhân lên niềm tự hào và trách nhiệm... là những thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm trong loạt bài này. 

Nhà báo Thanh Phong phỏng vấn luật sư Trần Mạnh Hùng - Luật sư Điều hành Công ty luật Quốc tế BMVN, thành viên của Baker McKenzie.

Nhà báo Thanh Phong phỏng vấn luật sư Trần Mạnh Hùng - Luật sư Điều hành Công ty luật Quốc tế BMVN, thành viên của Baker McKenzie.

+ Trong quá trình thực hiện tác phẩm này, nhóm tác giả đã có những khó khăn và thuận lợi trong việc tiếp cận, xử lý thông tin như thế nào, thưa nhà báo? 

- Khó khăn trước hết đúng như chị nói là đề tài, tuy hay nhưng không mới. Mà thực ra bây giờ với những người làm báo thì rất khó để có một đề tài nào còn được gọi là mới lạ hoàn toàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm mới lại một đề tài đã quen thuộc, làm cụ thể, đời sống một đề tài dường như là trừu tượng. Muốn thế thì phải có những câu chuyện. Chúng tôi đã cùng nhau kể lại các câu chuyện, như câu chuyện của các nhãn hiệu hàng hóa vang bóng một thời, từng quá thân thuộc trong sinh hoạt thường ngày của chúng ta nhiều thập niên, câu chuyện của BKAV và doanh nhân Nguyễn Tử Quảng đã vượt qua quá nhiều chông gai, trở ngại để làm giàu, để sáng tạo ra những sản phẩm không chỉ là Made in Việt Nam mà là Made by Việt Nam đầy hãnh diện, với niềm tin rằng: "Việt Nam đủ sức làm được những sản phẩm ngang tầm thế giới. Và đó còn là, câu chuyện kết nối dòng chảy văn hóa để tạo thành bản sắc Việt"; hay là câu chuyện của những luật sư - những đại diện cho nền kinh tế tri thức - âm thầm đứng phía sau làm bà đỡ cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới có mặt tại Việt Nam và các thương hiệu Việt ra với  quốc tế.

Có một câu chuyện để kể, thì chẳng có bài viết nào là khô khan  

+ Đúng là người ta thường nghĩ các doanh nhân thành đạt mới chính là những người mang về cho đất nước các thương hiệu quốc tế, nhưng ở loạt bài Thương hiệu Việt Nam, ê kíp thực hiện đã nhấn mạnh vai trò của các luật sư. Chị có thể chia sẻ cụ thể hơn khi “kéo” được Trần Mạnh Hùng một luật sư có tiếng trong vai trò làm cầu nối cho các thương hiệu quốc tế có mặt tại Việt Nam, vào câu chuyện của mình? 

- Tôi là người trực tiếp thực hiện bài phỏng vấn với luật sư Trần Mạnh Hùng-Luật sư Điều hành Công ty luật Quốc tế BMVN, thành viên của Baker McKenzie. Ở một nền kinh tế tri thức, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn lãng đãng để quên vai trò của giới luật sư thì thật thảm họa. Có may mắn Luật sư Trần Mạnh Hùng là người em, là bạn học cùng trường chuyên thuở xưa của tôi, nhiều năm liền tôi biết, hiểu công việc cùng những đóng góp thầm lặng của anh ấy và quyết tâm thuyết phục anh ấy xuất hiện trên báo, để kể câu chuyện của chính mình...

Nhà báo Phan Thanh Phong.

Nhà báo Phan Thanh Phong.

+ Tất nhiên Thương hiệu Việt Nam không phải loạt bài chuyên về kinh tế, nhưng vấn đề kinh tế cũng được nhắc tới với độ dài không ít. Viết về vấn đề này thường khô khan, dù vậy ở loạt tác phẩm, những người viết đã triển khai được một cách mềm mại và hấp dẫn. Theo chị làm thế nào để có được một tác phẩm viết về những đề tài tưởng là khô khan trở nên sinh động, cuốn hút...? 

- Nếu bạn trăn trở thao thức với đề tài đó, bạn có thật nhiều tư liệu, có vốn sống, và quan trọng hơn bạn có một câu chuyện để kể, thì chẳng có bài viết nào là khô khan khó đọc cả. Thêm nữa, ở Nhân Dân hằng tháng, chúng tôi luôn mời gọi, thu hút được đội ngũ cộng tác viên gồm các nhà văn, nhà báo, nhà văn hóa, các chuyên gia có tên tuổi, có chuyên môn sâu. Trong số những tác giả đoạt giải báo chí ở loạt bài này có cả nhà văn Nguyễn Việt Hà, anh là một cộng tác viên thân thiết của chúng tôi và góp phần cùng chúng tôi, làm mềm hóa một đề tài tưởng là khô cứng... Bài thứ 3 của loạt bài có tít “Nhân cách thương hiệu Việt”, nhà văn Nguyễn Việt Hà có viết: Thế nhưng, nếu hiểu một cách rộng mở thì khái niệm “Thương hiệu Việt” không hẳn là “đặc sản” của những người chuyên làm kinh tế. Nó đàng hoàng có thể xuất hiện ở thể thao, ở nghệ thuật đại chúng, và đặc biệt ở nhiều lĩnh vực giải trí... Để có một thương hiệu Việt đích thực mang tầm nhân loại và ngang tầm thời đại, thì đó sẽ phải là nỗ lực chung của toàn xã hội. Nhân cách của nó phải lồng lộng nhân cách của cả dân tộc. “Người Việt nên dùng nhãn hàng Việt”, đừng bao giờ là sáo ngôn. Và để biến cái khẩu hiệu tuyệt vời này thành hiện thực, những doanh nhân Việt có nhân cách, có nhân văn, có nhân bản, xứng đáng lĩnh ấn tiên phong.

+ Vâng, xin cảm ơn chị!

Minh Vân (Thực hiện)

Tin khác

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo
Quỹ từ thiện 'Ước mơ xanh' - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

Quỹ từ thiện "Ước mơ xanh" - Báo Nhà báo & Công luận đồng hành với các bệnh nhi ung thư

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà cho các bệnh nhi ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.

Nghề báo
Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo