Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu: Cơ hội cho chính doanh nghiệp và người dân

Thứ tư, 09/10/2019 10:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nông sản Việt muốn tham gia và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ tiềm lực, liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn nữa, nâng cao giá trị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Sự kiện: nông sản

Quang cảnh diễn đàn

Quang cảnh diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu" Ảnh: VOV

Đó là những nội dung chính được đại dện các Bộ, ngành, doanh nghiệp và các chuyên gia trao đổi tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam: Liên kết để tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  (VCCI) tổ chức, ngày 8/10 tại Hà Nội.

Cần công nghệ và mở rộng quy mô

Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng nông sản nhiệt đới. Công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5-7%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%; năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.

Hiện tại Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như: Cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo, đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản và các sản phẩm đã có mặt trên gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời đã tham gia ký kết được nhiều FTA, đặc biệt Hiệp định CPTPP và EVFTA. Bên cạnh các cơ hội từ các hiệp định này mang lại là giúp mở rộng thị trường hơn nữa cho những sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam, các hiệp định này đều có độ cam kết và mở rộng toàn diện, do đó nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nông sản nói riêng đã và đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa đồng đều, việc ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ cao còn hạn chế, đặc biệt là việc liên kết theo chuỗi sản xuất giá trị còn hạn chế.

Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, đến nay, cả nước đã có hơn 2.900 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hơn 1.000 doanh nghiệp.

Đối với các chuỗi nông sản an toàn, trên địa bàn cả nước có hơn 1.254 chuỗi được chứng nhận, với hơn 1.452 sản phẩm (chủ yếu là các loại rau, củ quả, các loại cá biển, trái cây, trứng, nước mắm).

Cả nước có 3.172 điểm bán các sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó có hơn 640 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Tham gia sân chơi toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ tiềm lực, liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn nữa, nâng cao giá trị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam còn yếu, chưa giúp nâng cao giá trị sản phẩm, năng lực cạnh tranh và đưa nông sản Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, tại diễn đàn ông Park Hyang Jin, Tổng giám đốc Công ty Dreamfarm (Hàn Quốc) cho rằng, điểm yếu nhất của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đó là công nghệ sản xuất và chế biến còn hạn chế, thêm vào đó là sự hỗ trợ về cơ chế chính sách của nhà nước còn chưa phát huy tác dụng, đồng thời, sự liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản còn thấp.

Trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nông sản Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Đây là khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Chính vì vậy, để tạo giá trị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế cần sự liên kết, hợp tác chặt chẽ của cơ quan chức năng và doanh nghiệp

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị chuỗi nông sản

Việc phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn, chính doanh nghiệp là lực lượng thâm nhập thương trường quốc tế, hiểu được quy định quốc tế, từ đó quay trở lại hướng dẫn người dân sản xuất, chế biến, đóng gói và giúp bao tiêu sản phẩm. "Sự liên kết giữa các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp là lực lượng tiên phong trong các mô hình liên kết với người dân. Sự liên kết, hợp tác đó là rất cần thiết và cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa, đa dạng hơn nữa và đặc biệt là hướng tới sản xuất nông sản an toàn, truy xuất nguồn gốc và có giá trị gia tăng cao hơn" - ông Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Nhìn nhận vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Trung - Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ NN&PTNT cho biết, việc phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam. Bộ NN&PTNT cũng đã xây dựng chuỗi liên kết 3 trục nông sản trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bao gồm: chuỗi liên kết cá tra ba cấp, chuỗi liên kết một ngành hàng lâm sản chủ lực và chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo.

Ở một góc nhìn khác, ông Park Hyang Jin-Tổng giám đốc Công ty Dreamfarm (Hàn Quốc) để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, từ khâu sản xuất đến chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo toàn bộ quy trình được kiểm soát đúng quy chuẩn.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường liên kết, nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi nông sản Việt Nam khi tham gia sân chơi toàn cầu như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản và các quy chuẩn tiêu chuẩn, thông tin về thị trường; Tuyên truyền vê các mô hình liên kết hay, hiệu quả, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các cách làm hay của các địa phương; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó, cần tăng cường áp dụng các quy chuẩn tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ nông dân các kiến thức về sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định (VietGap, GlobalGap, Organic...), hỗ trợ sơ chế, đóng gói nông sản.

Ngoài ra, một loạt các giải pháp khác cũng đã được các Bộ, ngành liên quan thực hiện như: Đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất, xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ vùng trồng; Xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thuê đất...

Minh Hải

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp