(CLO) Hiện nay, cái danh “cán bộ Nhà nước” đã không còn là ưu tiên hàng đầu trong việc lực chọn nghề nghiệp của giới trẻ. Xu thế này đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo cho các nhà quản lý về việc thu hút, trọng dụng nhân tài.
Chuyện của Huy
Nguyễn Trọng Huy (tên nhân vật đã thay đổi) là một thanh niên thế hệ 9x đang sống tại Hà Đông, TP Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc với tấm bằng giỏi, cậu đã nhanh chóng tìm được việc làm tại một cơ quan được cho là “hoành tráng” đó là một vụ của Bộ Xây dựng. Sau một thời gian làm việc ngắn tại đây, cậu đã trúng tuyển trong kỳ thi công chức của Bộ này - một vị trí được cho là đáng mơ ước đối với nhiều bạn trẻ.
Thế nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm làm việc, Huy lại bỏ công chức, ra ngoài làm kinh doanh. Doanh nghiệp của cậu chuyên về mảng tư vấn kiến trúc, xây dựng; nhân sự chỉ có cậu và ba nhân viên. Với quy mô đó, đây chỉ là một trong hàng vạn doanh nghiệp siêu nhỏ được mở ra trong những năm gần đây. Có lẽ nhờ việc doanh nghiệp hoạt động đúng với ngành nghề được học, cộng với sự nhanh nhạy của người chủ doanh nghiệp và đúng vào thời điểm nhu cầu xây dựng trong xã hội đang rất lớn nên doanh nghiệp của Huy làm ăn cũng ổn. Huy cho biết, tổng kết năm 2018, trừ hết mọi chi phí, cậu bỏ túi được hơn tỷ đồng.
Có được kết quả này, Huy thêm tự tin để chia sẻ về quyết định rời bỏ cơ quan Nhà nước của mình, còn bố mẹ cậu và những người thân cũng thôi không còn cằn nhằn, trách cứ rằng quyết định của cậu là nông nổi, sai lầm nữa. Thậm chí, bố cậu còn lấy làm tự hào về đứa con của mình, đi đâu ông cũng nói về nó với niềm hãnh diện không che giấu.
Khi cơ quan nhà nước không còn hấp dẫn
Câu chuyện của Huy không phải là một trường hợp đơn lẻ trong thời gian gần đây. Trở thành “cán bộ Nhà nước”, một thời đã từng là mơ ước của các bạn trẻ khi rời ghế giảng đường, bởi nó đồng nghĩa với việc sẽ có một sự ổn định bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay “cán bộ Nhà nước” đã không còn là ưu tiên hàng đầu trong việc lực chọn nghề nghiệp, đặc biệt là với giới trẻ.
Đa phần những người này cho rằng họ từ bỏ công việc Nhà nước để ra “làm ngoài” vì không thích ứng được với môi trường làm việc quá bó buộc. Ngoài ra còn những bất cập về lương bổng, điều kiện thăng tiến, chính sách đãi ngộ… mà nhiều bạn trẻ hiện nay không thích làm việc ở cơ quan nhà nước nữa.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Huy nói rằng, cậu cũng như nhiều bạn trẻ khác, ban đầu họ cũng rất hào hứng, nhiệt huyết với công việc, những mong khẳng định được bản thân. Nhưng ở trong môi trường nhà nước, việc đó với lính mới là… khó.
Huy bảo, ngồi ở cơ quan Nhà nước điều khiến những người trẻ không thích nhất là việc kiến thức, khả năng… cứ để sau, còn trước hết phải ngoan. Kỹ sư à? Không biết đun nước, pha chè thì cứ ngồi đó đã. Thế nên, người thẳng thắn, làm được việc thì ít được quan tâm, người yếu kém nhưng biết nịnh thì lại được thăng tiến. Đó là chưa kể tình trạng con ông cháu cha, rồi những vị lớn tuổi… khệnh khạng, quan cách lắm.
Trong khi phải chịu những áp lực đó thì thu nhập lại không thể nói là cao nếu không nhìn nhận thẳng là thấp. Trường hợp của Huy, tổng thu nhập hàng tháng chưa đầy 10 triệu đồng, chưa đủ cho xăng xe, nuôi con nhỏ chứ chưa nói là đủ sống và có tích lũy.
“Với thu nhập đó, bao giờ em mua được nhà, bao giờ có được ô tô nếu như những cái đó bố mẹ không cho? Ở lại đó với hy vọng mình được làm sếp ấy à? Bao giờ đến lượt mình, mà có đến thì mấy chục năm đó mình sống bằng gì, làm sao để tồn tại, để chờ?”, Huy phân tích.
Thu hút nhân tài vẫn… khó
Không phải đến với cơ quan nhà nước qua con đường thu hút nhân tài, thế nên việc dứt áo ra đi của Huy khá là dễ dàng. Tuy nhiên, con đường của cậu cũng khá giống với những sinh viên được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước qua con đường thu hút nhân tài.
Những năm qua, nhiều cơ quan, địa phương đã có chính sách thu hút người có tài năng vào làm việc trong cơ quan nhà nước, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự có năng lực, phẩm chất và đạo đức, gắn liền với tinh giản biên chế bộ máy hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch và vững mạnh.
Việc thu hút chủ yếu hướng tới những đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, những cán bộ khoa học trẻ có kinh nghiệm, với nhiều chính sách ưu đãi như: phụ cấp, chế độ nhà ở công vụ, nhà ở chính sách xã hội, hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng…
Thế nhưng, nhiều đánh giá cho thấy, việc thu hút, tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định tiêu chí người có tài năng hiện nay còn nặng về bằng cấp; việc thu hút, tuyển dụng người có tài năng chưa được triển khai đồng bộ, thống nhất; thu hút, tuyển dụng người có tài năng chưa gắn kết chặt chẽ với việc trọng dụng và đãi ngộ… Trên thực tế, điều làm nhiều người vẫn e ngại nhất là chúng ta chưa tạo ra được một cơ chế và môi trường làm việc thuận lợi, thế nên, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương đang trải thảm đỏ đón nhân tài nhưng “dưới thảm lại có đinh”.
Trong đó, thủ tục lại chính là những chiếc đinh lớn, vì tại một số địa phương phải qua nhiều khâu mới đăng ký được. Nhiều địa phương đề ra chính sách thu hút nhân tài mới với nhiều ưu đãi đặc biệt hơn trước, trong khi nhân tài đã được tuyển dụng lại không được trọng dụng. Một vài tỉnh thành còn mạnh dạn đi đầu trong việc đề ra chính sách thu hút nhân tài, sẵn sàng “trải thảm đỏ” rước nhân tài, thế nhưng sau vài năm cũng chỉ thu hút được số lượng nhân tài ít ỏi nên những chính sách ấy cũng đi vào quên lãng.
Nhìn nhận tổng quan, có ý kiến cho rằng, chính sách thu hút nhân tài cũng là một chiến lược dài hạn, tuy nhiên, chính sách nhiều lúc chỉ là ý tưởng của ai đó mà không phải là tầm nhìn của cả một địa phương.
Liên quan đến nội dung này, Tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, vấn đề cơ chế, chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng đã được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra mổ xẻ với hàng loạt vấn đề vẫn cần tiếp tục được làm rõ. Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nêu rõ, cần cân nhắc xem tác động của chính sách này với nhân tài, người tài năng như thế nào; sắp xếp công chức, viên chức thì nguồn lực tài chính sẽ là bao nhiêu?...
“Về chính sách thu hút tài năng, chúng ta đã có rải rác trong các Nghị định, văn kiện của Đảng thì ta cần xem lại để áp dụng chính sách đãi ngộ người có tài thực sự phát huy được năng lực. Rõ ràng tình trạng chảy máu chất xám, không thu hút được người tài năng là do chính sách của ta còn có những bất cập”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
Lo ngại chảy máu chất xám khi hội nhập sâu
Trở lại câu chuyện của Huy. Cậu cho biết, dù ra ngoài làm, nhưng cậu vẫn để ngỏ khả năng quay lại cơ quan Nhà nước, khi đã có kinh tế vững và khi đã đứng tuổi. “Bởi nói gì thì nói, chính sách an sinh xã hội của nhà nước vẫn có cái ưu việt”, Huy nói.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý xã hội thì khi nhìn nhận những trường hợp như thế này, nhiều người tỏ ý lo ngại về tình trạng chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gây những hệ lụy khó lường. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, có khoảng 10% nhân lực trình độ cao của Philippines, Singapore và Việt Nam hiện sinh sống tại các nước thuộc OECD, trong khi tỷ lệ này của Lào và Campuchia là 15%.
Những trường hợp như Huy, dù sao họ vẫn làm việc trong nước, do đó vẫn đóng góp vào tăng trưởng; nhưng đối với những người ra nước ngoài làm việc sẽ là vấn đề đáng quan tâm về tình trạng chảy máu chất xám. Đây sẽ là một vấn đề đang là thực tế hiện hữu từng ngày cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Theo chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, gần đây, tại Việt Nam có thực tế là những sinh viên xuất sắc mới ra trường, những chuyên gia bậc trung và một số người quản lý bậc cao thuộc “top” đầu luôn bị săn đón bởi các tập đoàn nước ngoài. Không ít trong số đó được mời sang nhiều nước để làm việc với cơ chế cực kỳ hậu hĩnh. Đây là sự chảy máu chất xám đã và đang diễn ra khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. “Nếu Việt Nam không thay đổi nhanh thì chắc chắn những vấn đề cố hữu về năng suất lao động và chảy máu chất xám còn tệ hơn nữa”, bà Phạm Chi Lan nhận định.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng nhìn nhận, việc đánh đồng nhân tài với người có bằng cấp là “hệ thống giá trị sai về nhân tài” bởi bằng cấp rất quan trọng nhưng không phải là tất cả.
Theo ông Quốc, yếu tố quan trọng nhất trong việc trọng dụng nhân tài là dùng đúng người, đúng việc và họ được hưởng thụ tương xứng với đóng góp của mình. “Với môi trường hiện nay đòi hỏi nhà nước phải thay đổi nếu muốn có đội ngũ cán bộ tốt. Nếu không tạo ra sự cạnh tranh tích cực thì các cơ quan nhà nước mất nhân lực là đương nhiên”, ông Quốc nói.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.