Chuyển dịch số - Cửa mở cốt lõi cho doanh nghiệp phát triển

Thứ ba, 18/06/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ấp ủ một sứ mệnh dẫn đầu các làn sóng công nghệ, nỗ lực phát triển những sản phẩm - dịch vụ - giải pháp công nghệ đẳng cấp thế giới, mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng, góp phần nâng cao vị trí Việt Nam trong kỷ nguyên số, xây dựng đất nước hùng cường…

Đó là những gì có thể nhận thấy từ chiến lược phát triển của những doanh nghiệp công nghệ Việt như: Tập đoàn CMC, Công ty Cổ phần MISA, Công ty TNHH Netvision Telecom...

chuyendoiso

Tập đoàn CMC:

Hành động theo giá trị cốt lõi 4C

Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân để thực hiện khát vọng một dân tộc “hoá rồng”. Với xu thế sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp công nghệ có vai trò bản lề trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bắt đầu từ khẩu hiệu “Khát vọng, tầm nhìn trở thành Việt Nam hùng cường”, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC nhận định: Công nghệ số sẽ giúp Việt Nam cất cánh.

Ấp ủ một sứ mệnh dẫn đầu các làn sóng công nghệ, nỗ lực phát triển những sản phẩm - dịch vụ - giải pháp công nghệ đẳng cấp thế giới, mang lại những giá trị vượt trội cho khách hàng, góp phần nâng cao vị trí Việt Nam trong kỷ nguyên số, xây dựng đất nước hùng cường, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT/TGĐ Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: Tập đoàn CMC đã lựa chọn ra bộ giá trị cốt lõi 4C, đó là: Creativity, C-speed, Commitment và Customer Centricity (Sáng tạo, Tốc độ, Cam kết, Hướng tới khách hàng). Ý nghĩa của 4C là: “Mọi hành động của người CMC đều xuất phát từ trái tim hướng tới khách hàng. Bằng khát khao và đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ, người CMC quyết tâm “nhanh nhất có thể, nhanh như ánh sáng” trong cả tư duy và hành động để truyền cảm hứng và thực hiện tốt những cam kết của mình”.

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC.

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC.

Từ những khát khao này mà trong suốt một thời gian dài, Tập đoàn CMC đã đưa ra định hướng là trở thành Tập đoàn toàn cầu với đẳng cấp quốc tế, đạt quy mô tỷ đô và nhân sự 10.000 người vào năm 2023. Tập đoàn CMC đã cấu trúc thành 3 khối kinh doanh: Khối giải pháp và Công nghệ tin học (CMC Technology & Solution), Khối Dịch vụ Viễn thông (CMC telecom), Khối Kinh doanh Quốc tế (Global Business). Đây sẽ là quá trình “bùng nổ” để CMC “Từ tốt đến vĩ đại”. Trong lĩnh vực Tích hợp hệ thống, CMC SI đã khẳng định sẽ là nhà kiến tạo nền tảng doanh nghiệp thông minh, luôn là đối tác tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số.

Mong muốn của CMC Soft đến năm 2020 sẽ hiện thực hóa thành phố thông minh, nhà máy, trang trại, tòa nhà thông minh, xây dựng chính quyền điện tử và các công cụ số hóa, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành. CMC Telecom mong muốn trở thành người tiên phong khi tin tưởng mạnh mẽ rằng, các giải pháp công nghệ, viễn thông mới từ công ty sẽ là đề xuất cao cấp dành cho khách hàng và sẵn sàng sử dụng các công nghệ mới. Và trong thời gian tới, CMC hướng tới tầm nhìn Tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu thế giới, cùng bước thật nhanh trên con đường “dẫn đầu các làn sóng công nghệ mới”, cùng hành động theo giá trị cốt lõi 4C.

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC cho rằng: “Hệ sinh thái hạ tầng mở khai phóng các doanh nghiệp số”. Tập đoàn CMC hiểu rằng chỉ có công nghệ và kết nối tri thức mới có thể giúp Việt Nam tiếp cận nhanh nhất với nền kinh tế số. Với triết lý “mở”, Tập đoàn CMC đã “mở” năng lực công nghệ và tri thức với tất cả các doanh nghiệp khác với mong muốn tất cả cùng tận dụng cơ hội và cùng thành công. CMC cũng đưa ra sáng kiến kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ hãy hướng tới xây dựng Việt Nam thành một “Digital Hub” kết nối dữ liệu của khu vực, tức là 1 trung tâm của khu vực về chuyển đổi - kết nối - lưu trữ - cung cấp dịch vụ số. “Trong thế giới phẳng và nền kinh tế tri thức ngày nay, không một doanh nghiệp, tổ chức, con người nào có thể đứng riêng lẻ mà chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu sống trong một hệ sinh thái cộng sinh tự cân bằng và cùng phát triển”, ông Chính nhấn mạnh.

Để thực hiện được điều này, không chỉ bản thân lãnh đạo CMC mà đối với nhiều lãnh đạo công nghệ khác, cần có sức mạnh hợp lực (Synergy) với ba trụ cột vững chắc là: Tích hợp hệ thống, Phần mềm và Viễn thông. “Kinh tế số là con đường duy nhất để Việt Nam phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình. Cần đẩy nhanh và hoàn thiện thể chế pháp lý cho kinh tế số phát triển. Nhanh chóng nghiên cứu về việc có nên đổi tên Đề án Phát triển Quốc gia số, xây dựng Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số? Đặc biệt là việc Chính phủ nên “giao việc” cho khối tư nhân, cái gì tư nhân có thể làm thì phải để tư nhân làm, giảm đi phần “làm thay” từ phía các cơ quan Nhà nước”, ông Nguyễn Trung Chính cho biết thêm.

Thế giới đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, cùng với việc ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Một số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã từng bước chuyển dịch sang nghiên cứu, phát triển sản phẩm của riêng mình. Thế giới số (Digital life) và kỷ nguyên số giống như một bầu trời cơ hội với các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành công nghệ, nhưng đồng thời cũng dẫn đến rất nhiều thách thức. Nhờ vào các công cụ công nghệ và các kết nối Internet toàn cầu, ngày nay cơ hội kinh doanh trên toàn thế giới đã mở ra rõ rệt với mọi ngành nghề từ vận tải, dịch vụ, tài chính… Nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt sẽ dần tụt hậu và phá sản.

Công ty Cổ phần MISA:

Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực

Công ty Cổ phần MISA là doanh nghiệp công nghệ chuyên về lĩnh vực phần mềm kế toán các dịch vụ quản lý doanh nghiệp và quản lý hành chính. Trong 25 năm phát triển sản phẩm thuần Việt với sứ mệnh phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, MISA đã giúp khách hàng thực hiện công việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới.

Ông Lữ Thành Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA.

Ông Lữ Thành Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA.

Theo ông Lữ Thành Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA, khi làm theo dự án, chỉ cần hoàn thành đơn dự án là đủ, nhưng khi làm sản phẩm thì phải nghĩ cách làm sao cho cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, phải cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước khác cũng như nước ngoài. Đây là điều rất khó đòi hỏi người làm phải có sự sáng tạo và am hiểu về đặc thù của thị trường Việt thì mới tạo ra được những sản phẩm công nghệ và cạnh tranh được với nước ngoài. Sản phẩm được làm ra xuất phát từ nhu cầu cho xã hội, những người làm ra các sản phẩm cho công nghệ Việt, đầu tiên phải tự lĩnh lấy sứ mệnh, giải quyết các nhu cầu rất Việt Nam, nó sẽ là bàn đạp để bước chân ra thế giới. Để có sản phẩm công nghệ Việt, cần phải có niềm tự hào dân tộc, đam mê, sáng tạo để tạo ra sản phẩm tốt, đầu tiên cho người Việt Nam sử dụng, nhanh chóng xóa đi sự lệ thuộc và điều cơ bản là đỡ phải đầu tư ngân sách để đi mua hay nhận lại các sự chuyển giao về công nghệ.

Với phương châm này, cách đây 25 năm, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có công tác kế toán bằng phần mềm. Từ khi MISA thành lập đến nay, công ty đã triển khai thành công ứng dụng kế toán cho 75% đơn vị hành chính sự nghiệp, 47% doanh nghiệp vừa và ra mắt sổ thu chi miễn phí cho hàng triệu khách hàng cá nhân. MISA cũng đã tham gia vào bài toán chuyển đổi hóa đơn giấy sang hoá đơn điện tử, tiết kiệm tới 10.000 tỷ.

Cũng theo ông Lữ Thành Long, cái khó nhất của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp công nghệ là có đủ sự sáng tạo, đủ ý chí để theo đuổi đam mê hay không. Sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản trị là điều rất cần thiết đối với người làm công nghệ. Trước khi bắt đầu 1 sản phẩm mới phải nghĩ tới chuyện ngày mai khi sản phẩm đã đứng vững trong nước thì chúng ta mang ra nước ngoài như thế nào. Công nghệ ngày nay liên tục thay đổi, hôm nay thành công ở đỉnh cao không có nghĩa ngày mai chúng ta vẫn thành công. Vì vậy cuộc đua ngày càng rút ngắn, về mặt thời gian. Khi đang làm 1 sản phẩm này thì đã phải có 1 loạt nghiên cứu để chuẩn bị cho ra đời một sản phẩm khác thì mới theo kịp được xu thế của thế giới và bắt kịp được nhu cầu của xã hội trong tương lai.

Đánh giá về các doanh nghiệp phần mềm và tiềm lực công nghệ của Việt Nam, theo Chủ tịch MISA Lữ Thành Long, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để giải quyết các bài toán lớn cho đặc thù Việt Nam mà các doanh nghiệp nước ngoài không thể làm được. Vấn đề này bắt nguồn chính từ nội lực của con người Việt với thế mạnh là thông minh, cần cù, và hoàn toàn có đủ tự tin để giải quyết các tình huống, trong đó có công nghệ một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp về công nghệ nói chung và về phần mềm nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ.

“Trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ trở thành một cường quốc có sản phẩm triển khai thành công tại khu vực cũng như trên thế giới. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ và ứng dụng thành công các công nghệ mới nhất như Blockchain, AI, Machine Learning... vào các sản phẩm. Xây dựng một ứng dựng thuần Việt và triển khai tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng nhưng MISA đã làm được. Bản thân MISA không chỉ làm ra sản phẩm sử dụng tốt tại Việt Nam mà còn có thể bán được ra nước ngoài, ví dụ như sản phẩm CUKCUK đã có mặt tại 10 quốc gia như Đức, Myanmar, Mỹ, Nhật...”, ông Lữ Thành Long bày tỏ.

Hiện nay tại MISA, công ty đã ứng dụng công nghệ AI và Machine Learning giúp tự động nhập liệu và hạch toán kế toán, làm tăng năng suất gấp 10 lần; sử dụng công nghệ điện toán đám mây để giải quyết bài toán cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp; tạo một hệ thống mở để kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, thuế, và các đơn vị khác. MISA sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng, mang lại kiến thức thiết thực cho sinh viên, tham gia mạnh mẽ vào công tác xã hội hóa giáo dục. Với những doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MISA luôn có những sản phẩm miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA luôn khao khát chia sẻ.

Công ty TNHH Netvision telecom:

Đừng coi “Make in Việt Nam” là khẩu hiệu, hãy coi là cơ hội

Theo ông Hoàng Ngọc Phương- Trưởng Văn phòng đại diện Công ty TNHH Netvision Telecom tại Hà Nội cho rằng: Đừng coi công nghệ đặc biệt là công nghệ do người Việt Nam sản xuất ra (Make in Việt Nam) là khẩu hiệu mà tự đặt nặng gánh nặng cho mình. Hãy coi đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp công nghệ. Bởi với định hướng này của Nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ sẽ có thêm sự hỗ trợ, điều kiện để mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển trong các hiệp định kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thách thức về sức cạnh tranh, đầu tư đối với các doanh nghiệp vì đây là vấn đề khá phức tạp. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế hơn các nước khác trên thế giới về đội ngũ lao động trẻ, họ có sự năng động, sáng tạo. Đây sẽ là điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

Ông Hoàng Ngọc Phương- Trưởng Văn phòng đại diện Công ty TNHH Netvision Telecom tại Hà Nội.

Ông Hoàng Ngọc Phương- Trưởng Văn phòng đại diện Công ty TNHH Netvision Telecom tại Hà Nội.

Tuy nhiên, vận dụng định hướng như thế nào hiệu quả và hiện thực hóa được các yếu tố bao hàm trong “Make in Việt Nam” đó mới là vấn đề. Ông Hoàng Ngọc Phương cũng cho biết: “Cụ thể đối với Công ty TNHH Netvision Telecom là công ty được thành lập ở Hàn Quốc, hiện tại đã phát triển với 3 văn phòng đại diện gồm 2 văn phòng Việt Nam, 1 văn phòng ở Mỹ đã có kinh nghiệm gần 20 năm về lĩnh vực công nghệ và khai thác thị trường ở Việt Nam. Tôi thấy, hiện nay, lĩnh vực truyền thông vẫn rất nhiều cơ hội và thử thách bởi nền tảng hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam chưa đến mức bão hòa như một số nước khác. Quan trọng là để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngoài việc phải khắc phục các yếu tố giới hạn về lực lượng lao động trình độ cao, cơ sở hạ tầng công nghệ, quy mô đầu tư thì các doanh nghiệp công nghệ cần phải thay đổi tư duy, với các ý tưởng độc đáo, khác lạ, để mạnh dạn áp dụng và thực hiện quyết liệt thì ắt sẽ thành công”.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ tư tưởng nhất quán với Nhà nước, Chính phủ nhưng để đi đến quyết định làm hay không, giữa việc “dám nghĩ và dám làm” nó là khoảng cách khá xa. Nhận định về vấn đề này, ông Phương khẳng định: “Để tồn tại được thì doanh nghiệp luôn phải thay đổi, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi cũng vậy, phải liên tục phân tích thị trường, xu thế phát triển công nghệ từ đó đưa ra các điều chỉnh, ý tưởng phát triển. Với tình hình hiện tại thì chắc chắn chúng ta không thể đứng ngoài cuộc được nữa. Tuy nhiên, không phải cứ nghĩ, cứ phân tích là có thể làm được và phù hợp. Chính vì vậy, cũng có nhiều thời điểm công ty chúng tôi rất khó khăn. Khó khăn điển hình có lẽ là khoảng năm 2012. Thời điểm đó, ngoài khó khăn về tài chính chung khiến cơ hội hợp tác bị giảm, một số sản phẩm công nghệ của chúng tôi không được quan tâm, đầu tư đúng mức nên mất sức cạnh tranh. Nhưng chúng tôi đã vượt qua và tiếp tục tồn tại để phát triển là do chúng tôi đã thức thời và dám thay đổi”.

Minh Nam – Lương Minh

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp