(NB&CL) Nhà báo Thái Ngụ có gần 30 năm cống hiến cho sự nghiệp phát thanh và truyền hình, 6 năm cuối của cuộc đời công chức, anh được giao đảm nhận và hoàn thành xuất sắc cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh.
Tuy đã ở tuổi 73, bị đau ốm phải vào bệnh viện nhiều lần, nhưng nhà báo lão thành này vẫn cho ra đời tập tự truyện “Chuyện đời tôi” khá hấp dẫn dày gần 700 trang. Và hôm nay, ngồi bên nhau, anh kể cho tôi về chuyện đời, chuyện nghề khá thú vị, đúng vào dịp cận kề ngày lễ trọng đại của báo giới Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên tại xã Hương Đại, một xã miền núi nghèo của Hà Tĩnh, quanh năm làm bạn với đói - nghèo, ngoại trừ giỗ, tết, còn ngày thường, anh chưa thấy nhà có nồi cơm gạo trắng bao giờ. Nghèo khó đến mức cái nhà gỗ quý giá, nơi che nắng, che mưa của gia đình do công lao cha anh bỏ ra mấy tháng trời, đọa đày trong rừng thiêng nước độc mới dựng nên, cũng phải bán đi để chữa chạy bệnh tật cho ông và nuôi các con ăn học. Sau đó, cả nhà anh phải sống trong cái chuồng trâu mua lại của một gia đình xóm bên, cha anh chặt thêm mấy cây trong vườn, gia cố thêm cho đỡ chật chội.
Nhà nghèo, lại đông chị em, nên nhà báo Thái Ngụ sớm phải làm việc như một người lớn. 7 tuổi anh đã phải chăn trâu, cắt cỏ, chui luồn vào khe Lành, khe Bàn, khe Trùa vắng vẻ, thú rừng rình rập để lấy măng giang, măng nứa về cho nhà ăn và bán kiếm tiền.
Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nổ ra, việc học hành của nhà báo Thái Ngụ và bạn bè trở nên vô cùng vất vả. Ngày cấp 2 đã phải đi bộ 3 - 4 cây số để đến trường, phải tự đào giao thông thông hào, làm hầm trú ẩn để tránh bom đạn. Lên cấp 3 phải sơ tán theo trường 2 - 3 lần, gần thì dăm cây, xa thì đến vài chục cây số. Thi tốt nghiệp xong, chưa màng đến việc đậu hay không, Thái Ngụ với đùm cơm nắm, kèm cà muối mặn chát và một bình nước chè, hằng ngày vào rừng chặt nứa để được hợp tác xã (HTX) tính công điểm, làm nghĩa vụ quốc phòng. Anh kể, chỉ còn 2 ngày nữa thi đại học, anh vẫn còn phải vào rừng chặt nứa, dùng xe trâu kéo ra bến sông xa 4 - 5 cây số giao cho HTX lấy công điểm để đến vụ có lúa mà ăn.
Nhờ học giỏi đều các môn ngay từ cấp 2, đặc biệt là môn văn, năm 1971, nhà báo Thái Ngụ thi đỗ đại học và trở thành anh sinh viên lớp Văn 1, khoa Ngữ Văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 15. Như một sự ngẫu nhiên, nghề báo đã chọn anh và anh đã đi trọn cuộc đời với nó. Số là, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, anh phải theo học khóa Sĩ quan dự bị tại Trường Chính trị quân đội. Tháng 1/1980 trở lại trường cũ thì được biết hồ sơ của mình đã được Ban Tuyên huấn Trung ương chuyển về Trường Tuyên huấn TW 1 Hà Nội, anh được xếp vào lớp Đại học Báo chí khóa 4.
Bài báo giấy đầu tiên của anh viết trong lần đi thực tập năm thứ nhất tại Xí nghiệp Sứ của tỉnh Thanh Hóa, là bài: “Xí nghiệp Sứ: Chủ động giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất”. Tiếp theo là phóng sự: “Sản phẩm từ sự chủ động sáng tạo” viết về sản phẩm mới của HTX tiểu thủ công nghiệp Minh Thành. Cả 2 bài được đăng trên báo Thanh Hóa và được Ban Biên tập khen ngợi, biểu dương.
Mở đầu sự nghiệp báo chí khá suôn sẻ, giúp nhà báo Thái Ngụ vững tin hơn vào đợt thực tập kỳ cuối, tại Báo Hà Sơn Bình trước khi làm khóa luận tốt nghiệp. Anh hăng hái tả xung hữu đột khắp công trường Thủy điện Hòa Bình và cho ra đời loạt bài ghi nhanh nóng hổi “vừa thổi vừa đọc” như: “Một ngày trên công trường Sông Đà”; “Tập trung thi công nhanh kênh đào bờ phải”; “Khí thế chiến dịch ngăn sông”; những gương sáng của công nhân như: “Người thanh niên Phùng Xá trên công trường Thủy điện Hòa Bình”; “Một đảng viên xuất sắc”…
Các bài gửi về đều được tòa soạn đón nhận, đăng tải ngay trong các số báo Hà Sơn Bình. Điều anh mừng nhất là 2 trong số những điển hình mà anh nêu gương, sau đó được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là cô gái lái máy xúc hạng nặng Ekage - Lê Thị Ngừng và dũng sĩ lái xe Benla Đào Công Chững.
Trong cuộc đời làm báo, đây là thời kỳ anh thật sự nhiệt huyết, xông xáo, sâu sát cơ sở, ngày đêm lăn lội tới mọi ngóc ngách của công trường, bám sát các cuộc giao ban giữa Tổng Công ty Sông Đà với các chuyên gia Liên Xô để nắm chắc mọi tình hình, giúp thuận lợi khi viết lách. Mặc cơn đau dạ dày thường xuyên hành hạ, trời rét căm căm, không có áo ấm, chẳng đủ tiền mua giày, chỉ với chiếc áo mùa đông, đôi dép lốp được phát từ ngày trong quân đội, anh xông xáo ra công trường, bám sát các thợ khoan giàn, hầm biến thế để viết gương điển hình gửi về cho tòa soạn.
Thấy anh ăn mặc quá phong phanh giữa mùa đông lạnh giá, Phó Giám đốc công trường Phan Đình Đại áy náy, hỏi: “Sao cậu không đi giày?”, anh đành nói dối: “Vì đi vội quá nên quên”. Thế nhưng, lần thực tập này, Thái Ngụ đã viết được 27 tin, bài. Chỉ riêng công trường xây dựng Thủy điện Hòa Bình, anh đã có 17 tin, bài. Anh còn là nhà báo vinh dự được Ban chỉ huy công trường là ông Trần Nở trao cho bản thảo bức thư “Gửi các thế hệ Việt Nam mai sau” nhờ góp ý cho bức thư có tính lịch sử quan trọng này. Anh trân trọng lưu giữ đã mấy chục năm và hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam vào dịp khai trương.
Với nguồn tư liệu thu thập được và vốn là người rất có ý thức cất giữ các tài liệu, sổ tay ghi chép của phóng viên, đúng 35 năm sau, dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga, Thái Ngụ viết và cho đăng trên Tạp chí Việt Nam hội nhập số tháng 11/2017, bài ghi chép khá hay “Những người bạn Liên Xô trên công trường Thủy điện Hòa Bình ngày ấy”.
Năm 1991, về làm đài ở một tỉnh nghèo lại mới chia tách ra, anh và các đồng nghiệp phải vượt muôn ngàn khó khăn để đưa tiếng nói và hình ảnh hoạt động của tỉnh kịp đến với công chúng.
Tuy trang thiết bị lạc hậu, kỹ thuật dàn dựng còn rất thủ công, sơ sài, nhưng nhờ anh em chung sức, đồng lòng cộng với niềm say mê nghề nghiệp hết mình, chưa đầy 8 tháng sau đó, Đài Hà Tĩnh đã được vinh danh bằng giải thưởng cao nhất trong Liên hoan phim toàn quốc tại Hải Phòng. Tác phẩm “Điều bất hạnh không đến” chẳng những được trao huy chương vàng mà còn là phim phóng sự truyền hình đạt kỷ lục nhanh nhất, cả đi quay hình, viết lời bình, ra Hà Nội dựng… chỉ trong 5 ngày.
Là một người được đào tạo bài bản, có năng khiếu báo chí - văn học từ rất sớm, luôn sáng tạo và có trách nhiệm cao trong mọi vị trí được giao, Thái Ngụ là một trong những nhà báo có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp báo chí ở Nghệ Tĩnh và sau này là Hà Tĩnh. Anh có đến 23 năm cống hiến cho sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình, từ phóng viên lên ủy viên Ban Biên tập, Trưởng phòng, rồi Phó Giám đốc - Bí thư Đảng ủy.
Nhận chức Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Hà Tĩnh 6 năm cuối cuộc đời công chức, anh là người có công lớn đưa phong trào Hội đạt nhiều thành tích rất ấn tượng. 5 năm liền, Hội được nhận 5 cờ “Đơn vị xuất sắc” của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, 1 cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009” của UBND tỉnh, 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích các năm 2007 - 2009 và Huân Chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch Nước khen tặng thành tích các năm 2007 - 2011.
Anh bày tỏ lòng mình: “Bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm” rồi, đã trải qua sự nghiệp, đường đời tạm gọi là “viên mãn”, tôi chẳng còn mưu cầu gì hơn. Chỉ mong Trời thương, cho được sống dài dài bên người vợ đẹp người, đẹp nết, đã đồng hành thuỷ chung cùng tôi những năm khốn khó nhất cho đến ngày vui hôm nay.”
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(CLO) Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức diễn đàn nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.