Chuyển đổi công năng dự án KTX nghìn tỷ Pháp Vân – Tứ Hiệp: Đi ngược chủ trương của Thủ tướng, hợp thức hóa sai phạm?

10/08/2017 14:02

Ở Hà Nội, có hàng trăm nghìn Học sinh sinh viên (HSSV) ở các trường ĐH vẫn đang thiếu chỗ ở nhưng KTX Pháp Vân Tứ Hiệp có hàng nghìn chỗ ở còn bỏ trống, hàng trăm căn hộ bỏ hoang. Mục tiêu của việc xây dựng KTX này để đảm bảo mục tiêu về Chính sách Phát triển nhà ở cho HSSV nhưng đến nay, lại đề xuất chuyển đổi phải chăng là biện pháp nhằm hợp thức hóa sai phạm, đi ngược chủ trương của Thủ tướng Chính phủ?

(CLO) Ở Hà Nội, có hàng trăm nghìn Học sinh sinh viên (HSSV) ở các trường ĐH vẫn đang thiếu chỗ ở nhưng KTX Pháp Vân Tứ Hiệp có hàng nghìn chỗ ở còn bỏ trống, hàng trăm căn hộ bỏ hoang. Mục tiêu của việc xây dựng KTX này để đảm bảo mục tiêu về Chính sách Phát triển nhà ở cho HSSV nhưng đến nay, lại đề xuất chuyển đổi phải chăng là biện pháp nhằm hợp thức hóa sai phạm, đi ngược chủ trương của Thủ tướng Chính phủ?Sai phạm từ khi bắt đầu làmTrong báo cáo kiểm toán ngày 3/5/2012 nêu rõ, kiến nghị UBND TP. Hà Nội không quyết định việc chuyển đổi hình thức, mục tiêu đầu tư nhà A4 từ nhà ở sinh viên sang loại hình công trình khác theo tờ trình của Sở Xây dựng để đảm bảo mục tiêu về Chính sách phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.Báo cáo Kiểm toán cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm từ khi bắt đầu triển khai dự án. Cụ thể, về tổng mức đầu tư và tổng dự toán, Dự án mới chỉ được phê duyệt tổng giá trị 1.492 tỷ đồng. Nhưng đến 8/11/2011, Sở XD đã có kết quả thẩm định tổng dự toán tăng lên 2.031 tỷ đồng, số này chưa được phê duyệt, chưa đúng với trình tự Xây dựng cơ bản.[caption id="attachment_177298" align="aligncenter" width="650"] KTX nghìn tỷ phơi nắng mưa, sẽ xuống cấp nhanh chóng.[/caption]Về trình tự lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán chất lượng thiết kế, dự toán cũng có nhiều hạn chế và sai sót, cụ thể như: Nhà A2 các khối lượng dầm tầng 1 trùng với khối lượng phần vách hầm; thống kê thép chưa chuẩn xác và còn trùng lắp nhau.Cũng theo Báo cáo Kiểm toán, phần thiết kế, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chậm so với quy định: Theo kế hoạch phần thiết kế phải hoàn thành tháng 11/2009 nhưng đến tháng 10/2010 mới hoàn thành (quá thời hạn gần 1 năm); Thiết kế chưa đồng bộ, phải điều chỉnh bổ sung nhiều trong quá trình thực hiện, nhiều hạng mục và nội dung vẫn trong tình trạng tạm tính: bổ sung thay đổi kết cấu mái tạm tính gần 2 tỷ đồng; biện pháp thi công giáo ngoài tạm tính hơn 19 tỷ đồng; thiết bị nội thất tạm tính hơn 69 tỷ đồng và thiết bị gắn với công trình tạm tính hơn 82 tỷ đồng.Hay việc tổ chức quản lý và điều hành KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp chưa đồng bộ và chưa kịp thời; Giá trị nghiệm thu thanh toán giai đoạn chưa đúng: Khối lượng nghiệm thu thanh toán mới lấy theo khối lượng của dự toán được duyệt, đơn giá vật tư chưa phê duyệt giá giai đoạn mà đang tạm lấy giá thời điểm phê duyệt dự toán…Trong đó, Báo cáo kiểm toán cũng đánh giá, việc triển khai thực hiện chậm so với kế hoạch và hợp đồng phê duyệt, phải kéo dài thời gian, thiết kế biện pháp thi công chưa hợp lý đã làm tăng giá thành gây lãng phí vốn và làm hạn chế hiệu quả của nguồn vốn và dự án đầu tư.Chuyển đổi, thu hồi vốn để trả nợ…Trong đó, kiến nghị xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân của cơ quan tư vấn thiết kế, cơ quan thẩm định và phê duyệt dự án, chủ đầu tư và Ban QLDA về việc thẩm định phê duyệt dự toán, kiểm tra giám sát, tổ chức nghiệm thu còn sai sót khối lượng định mức. Được biết, thời điểm đó, Giám đốc Ban BQLDA Đầu tư và Xây dựng các công trình từ nguồn vốn NSNN là ông Nguyễn Chí Dũng – đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Xây dựng hiện nay.[caption id="attachment_177300" align="aligncenter" width="650"] Nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp[/caption]Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi phê duyệt năm 2009, TP. Hà Nội triển khai thực hiện xây dựng 5 khối nhà, còn lại 1 khối vướng giải phóng mặt bằng nên tạm dừng. Cho đến năm 2015, TP. Hà Nội đưa vào sử dụng 3 khối, 2 khối mới xây xong phần thô thì hết tiền.Theo ông Dũng, do khó khăn về đi lại, không được nấu ăn, cự ly đến các trường ĐH xa, mà không thế bố trí thêm các tuyến xe bus nên xin chuyển đổi 3 khối nhà, trong đó 2 khối nhà mới xây thô xong và 1 khối nhà quy hoạch rồi nhưng chưa giải phóng mặt bằng thì xin chuyển sang đầu tư nhà ở xã hội theo phương thức xã hội hóa để thu hồi vốn trả nợ một số đơn vị đầu tư xây dựng...Được biết, ngày 20/2/2017, UBND TP. Hà Nội có Quyết định 1216/QĐ-UBND giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp Thành Phố phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện tiếp các công việc của dự án này.

Tuấn Mạnh

    Nổi bật
        Mới nhất
        Chuyển đổi công năng dự án KTX nghìn tỷ Pháp Vân – Tứ Hiệp: Đi ngược chủ trương của Thủ tướng, hợp thức hóa sai phạm?
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO