Chuyển đổi số: Nhận thức phải đi trước một bước

Thứ năm, 01/10/2020 14:36 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay những quốc gia phát triển kinh tế cao cũng là những quốc gia biết tận dụng và đi đầu trong câu chuyện chuyển đổi số.

Do đó, để không lạc hậu, Việt Nam cần khai phá và chia sẻ dữ liệu nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên dữ liệu của xã hội này để bứt phá. Tuy nhiên, có một thực tế là chuyển đổi số ở nước ta dường như chưa được phổ cập, dẫn tới tình trạng đa phần doanh nghiệp còn bỡ ngỡ với khái niệm này.

Chuyển đổi số chưa được “phổ cập”

Theo khảo sát của Bộ Công Thương và UNDP thực hiện với 2.659 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành công nghiệp về độ sẵn sàng tiếp cận với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có tới 82% các doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc, 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu “vào cuộc”. Điểm trung bình chỉ là 0,53 (so với mức 5 điểm), tương ứng với mức sẵn sàng đầu tiên là mức 0, hay chưa có sự chuẩn bị nào.

Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định 3 trụ cột chính là: Chính phủ số; kinh tế số và xã hội số.

Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định 3 trụ cột chính là: Chính phủ số; kinh tế số và xã hội số.

Theo ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam, thời gian qua, các khái niệm kinh tế số, chuyển đổi số được bàn rất nhiều, song với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiểu biết thực sự về vấn đề này để đưa vào thực tế còn rất hạn chế.

Thực tế, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí mới chỉ “thoáng nghe” các khái niệm này, còn họ chưa biết nhiều về chuyển đổi số, kinh tế số. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ việc chưa có sự “phổ cập” chính thức về chuyển đổi số dẫn tới cộng đồng doanh nghiệp rất thiếu thông tin về hoạt động này.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập kinh tế số toàn cầu mang đến cơ hội rất lớn, nhưng khi trụ cột nền kinh tế nằm ở khu vực doanh nghiệp với 98% có quy mô nhỏ và vừa vốn chưa hình dung cụ thể chuyển đổi số là gì, cho nên đây là điều đầu tiên cần phải giải quyết. Doanh nghiệp phải hiểu thì mới nắm được giá trị, từ đó đưa vào chiến lược kinh doanh. Khi cả cộng đồng doanh nghiệp cùng chung một kế hoạch, trong đó có kinh tế số và chuyển đổi số thì lúc đó trụ cột kinh tế số mới có thể phát huy hiệu quả.

Đây là lý do vì sao cần phối hợp giữa các chuyên gia và công ty công nghệ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nắm bắt về chuyển đổi số theo hướng cầm tay chỉ việc, dìu họ đi những bước đầu tiên. Bên cạnh đó, để trả lời câu hỏi về nguồn lực cho chuyển đổi số, ông Hùng cho rằng, cần cung cấp một nền tảng huy động vốn, cũng như một hệ sinh thái đầy đủ mới có thể hy vọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vững chắc trong xu thế toàn cầu này.

Nhận thức phải đi trước một bước

Bàn về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng nhận định, công cuộc chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ mà “chìa khóa” để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lại nằm ở trong “nhận thức” của người đứng đầu và phụ thuộc phần lớn vào “văn hóa” làm việc.

Ông Nguyễn Thế Mạnh - Trưởng phòng cấp cao Deloitte cho biết, một trong các lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam có công tác quản trị kém là văn hóa thường xuyên không tuân thủ, các hệ thống văn bản ban hành theo sự vụ và không có tính hệ thống. Bởi vì doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong kinh doanh, dẫn tới không biết làm thế nào để số hóa, số hóa ở đâu. Thậm chí, chủ doanh nghiệp luôn có câu hỏi, tại sao phải số hóa, đầu tư 10 đồng lãi bao nhiêu đồng?

Điểm chung của nhiều doanh nghiệp là có xuất phát điểm từ doanh nghiệp gia đình, phát triển tự phát và luôn nghĩ họ có hệ thống quản lý văn bản chuẩn. Nhưng vấn đề nổi cộm là các công ty có một hệ thống văn bản “vương vãi” khắp nơi, dẫn tới khó khăn khi tác nghiệp, mất thời gian tìm kiếm, làm giảm năng suất lao động. Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ không đủ chi tiết và sự phối hợp giữa các phòng ban kém hiệu quả. Các công ty thường không có hệ thống báo cáo quản trị đúng, có dữ liệu nhưng chưa “vận dụng” đúng mục tiêu quản trị điều hành.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, bài toán ở đây là tốc độ, phải thật nhanh. Một là doanh nghiệp tự chuyển đổi để cạnh tranh. Hai là doanh nghiệp buộc phải thay đổi để cạnh tranh, ông Mạnh nhận định.

Ngoài ra, trong một khảo sát của IDC cho thấy, 70-80% doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi số mà nguyên nhân xuất phát là người đứng đầu doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số. Chuyển đổi số là thay đổi từ tư duy, lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy đúng sẽ khác, còn nhân viên thường ngại thay đổi, không nhìn thấy được lợi ích từ sự thay đổi.

Doanh nghiệp xác định là phải chuyển đổi, nhưng không chịu bắt đầu, như vậy sẽ không có kết thúc. Chính người đứng đầu của đơn vị không muốn thay đổi. Bản thân các doanh nghiệp phải tự biết rằng mình có muốn thay đổi không, thậm chí không thay đổi là chết.

Ở góc nhìn của một chuyên gia quản trị công cao cấp của Ngân hàng thế giới - bà Trần Thị Lan Hương cho rằng, Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều hành động thúc đẩy chuyển đổi số, song tiến trình này ở Việt Nam mới đạt mức trung bình so với khu vực. Có thể nói, Việt Nam đã có nhận thức và bước đầu bắt nhịp xu hướng số hóa nhưng lại “vướng” ở tốc độ triển khai.

Theo đó, các doanh nghiệp, một trong những đối tượng chính của chuyển đổi số, không loại trừ ngành nào đều phải tính đến câu chuyện thay đổi phương thức vận hành dựa trên dữ liệu. Những doanh nghiệp nào bắt kịp với xu thế này thì những doanh nghiệp đó có thể chuyển đổi nhanh nhất.

Hiện nay dữ liệu đang được xem như là nguồn tài nguyên mới - dầu mỏ của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn “dầu mỏ” này nếu biết khai thác thì đó sẽ là nguồn tài nguyên vô tận. Các quốc gia trên thế giới đang tận dụng nguồn tài nguyên mới này. Những quốc gia phát triển kinh tế cao cũng là những quốc gia biết tận dụng và đi đầu trong câu chuyện chuyển đổi số. Do đó, Việt Nam cần khai phá dữ liệu, chia sẻ dữ liệu thế nào giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên dữ liệu của xã hội này để “chuyển mình”.

Hiện nay Việt Nam có 2 cơ sở dữ liệu quốc gia cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số là dân cư và đất đai thì còn chưa hoàn thiện, do đó quá trình chuyển đổi số không thể đạt đúng tốc độ. Trong khi, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định 3 trụ cột chính là: Chính phủ số; kinh tế số và xã hội số. Sự thành công của chuyển đổi số phụ thuộc nhiều nhất là nhận thức từ người dân và chủ doanh nghiệp.

Ngọc An

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm