Chuyên gia: Không cần cách ly nhưng về quê ăn Tết phải hạn chế tụ tập

Thứ tư, 19/01/2022 11:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để an toàn, chuyên gia y tế Trần Đắc Phu cho rằng, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, giảm đi lại không cần thiết.

Hiện nay, nhiều địa phương vì phòng dịch nên đưa ra chủ trương cách ly, xét nghiệm đối với người về quê ăn Tết. Việc này dẫn tới nhiều tranh cãi lớn khi nó vừa mâu thuẫn trong chỉ đạo chống dịch của Trung ương vừa gây bất tiện và tốn kém cho người dân.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận ông Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam nói :"Hiện chúng ta đã chấp nhận "không Zero" F0, chấp nhận có người nhiễm trong cộng đồng nhưng hạn chế thấp nhất các trường hợp bệnh nhân nặng, không để quá tải hệ thống y tế, hạn chế thấp nhất ca tử vong vì đã tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao".

chuyen gia khong can cach ly nhung ve que an tet phai han che tu tap hinh 1

Theo ông Trần Đắc Phu, các quy định bắt buộc xét nghiệm, cách ly người về quê ăn Tết là không cần thiết.

"Khi chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả, chuyển sang kiểm soát rủi ro thay vì việc cấm đoán, cần thống nhất việc thực hiện từ trên xuống dưới, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ra cát cứ, gây “ngăn sông cấm chợ”, chuyên gia này nêu quan điểm.

“Theo tôi việc cách ly, xét nghiệm, Bộ Y tế đã có quy định thời gian qua là cụ thể và hợp lý. Cụ thể, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ như sốt, ho, khó thở… hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3” – ông Trần Đắc Phu nói.

Do đó theo chuyên gia này, việc một số địa phương yêu cầu toàn bộ người vào địa bàn phải xét nghiệm vừa không cần thiết, vừa tốn kém, bất tiện vừa gây tâm lý chủ quan phòng bệnh khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Vừa qua Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã “thổi còi” một số địa phương đưa ra quy định không hợp lý về cách ly, xét nghiệm đối với người từ địa phương khác về. Các địa phương nên tạo điều kiện cho lao động về quê đón Tết an toàn.

Để kiểm soát dịch tốt nhưng không gây thêm phiền hà cho người dân, theo chuyên gia này, trong bối cảnh tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng mỗi ngày.

Vì thế, dù về quê ăn Tết người dân vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng bệnh. Thích ứng trong tình hình mới, chúng ta không để giãn cách xã hội như trước.

Vì vậy, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, an toàn phòng dịch khi tham gia giao thông hạn chế tiếp xúc với đám đông, giảm đi lại không cần thiết.

Về quê cúng giỗ tổ tiên, gặp gỡ cha mẹ, con cái nhưng không tổ chức các hoạt động đông người, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập, khai báo y tế theo hệ thống điện tử…

“Ý thức người dân lúc này là quan trọng nhất, không nên vì nghĩ đã tiêm vaccine mà chủ quan, lơ là.

Việc không thực hiện tốt 5K sẽ làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine.

Chính quyền tăng cường tuyên truyền,  không tổ chức những hoạt động tạo ra đám đông (như lễ hội chỉ tổ chức phần Lễ theo hình thức trực tuyến) có nguy cơ cao…Thực hiện ăn tết vui vẻ, an toàn dịch bệnh” – vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đánh giá về tình hình dịch hiện nay, ông Trần Đắc Phu còn cho rằng, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp khó lường.

Bên cạnh chủng vi rút Delta chúng ta lại tiếp tục đối phó với chủng Omicron lây lan nhanh và có thể có những biến chủng tiếp theo... Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng chống COVID-19 không được như mong muốn.

Việc người được tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm, vẫn có khả năng lây lan cho người khác, sợ nhất lây cho nhóm người dễ bị tổn thương như người già người mắc bệnh nền, người chưa tiêm vắc xin...

Bệnh COVID-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Về tương lai COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu “như cúm mùa chẳng hạn” khi mà chủng vi rút gây bệnh nhẹ đi, khi mà số người mắc nhiều lên nhưng không gây quá tải hệ thống y tế, tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu cao lên, có thuốc điều trị hiệu quả... chẳng hạn.

Tuy nhiên, trong lúc này chúng ta có thể “chung sống với dịch” những phải tiếp tục thực hiện các biện pháp chung sống an toàn. Thực hiện tốt các biện pháp dự phòng, đặc biệt là dự phòng cá nhân 5K.

               

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe