Chuyên gia kiến nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ hàng không tư nhân

Thứ hai, 02/08/2021 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Suốt 18 tháng qua khi đại dịch Covid-19 “tàn phá” nền kinh tế Việt Nam, thì hàng không là một trong những ngành nghề chịu thiệt hại tồi tệ nhất. Ở thời điểm hiện tại, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, tiếp tục giáng một đòn “chí mạng” tới ngành hàng không Việt Nam.

18 tháng ngụp lặn trong khủng hoảng

Đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 tiếp tục giáng đòn “chí mạng” tới ngành hàng không Việt Nam.

Đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 tiếp tục giáng đòn “chí mạng” tới ngành hàng không Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, tổng số chuyến bay khai thác tháng 7/2021 của các hãng hàng không Việt Nam đạt 3.772 chuyến, giảm tới 84,6% so với cùng kỳ. Thậm chí, trong ngày 27/7 vừa qua, các hãng khai thác 11 chuyến bay nhưng chỉ vận chuyển được 877 khách.

TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cho biết: Khi hàng không tưởng chừng phục hồi, đợt dịch Covid-19 thứ ba và thứ tư quay lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hãng. Có tới 80% - 90% máy bay đắp chiếu tại sân bay, doanh thu tụt dốc chỉ còn 10-20%.

Cũng theo ông Nề, kéo theo đó là toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động dây chuyền, liên quan đến hàng không, từ dịch vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất, sản xuất suất ăn, công nghiệp phụ trợ khác đều chịu ảnh hưởng tiêu cực. Lấy đơn cử, các đơn vị sản xuất suất ăn hoạt động tốt vào thời điểm trước dịch, lên đến 700 lao động, nhưng hiện nay chỉ cầm chừng 20 người trực.

Trong khi đó, tất cả các doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để sẵn sàng khi phục hồi. Số lượng máy bay nằm lại sân bay cõng chi phí lên đến 100 tỷ đồng/ngày. 

Kể cả khi phải dừng hoạt động, không có dòng tiền thu thì hàng tháng, các hãng bay vẫn phải thanh toán các khoản chi phí lớn liên quan đến thuê mua tàu bay, bảo dưỡng, phí sân đỗ... 

Thời gian qua, để “giải cứu” hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines, Chính phủ đã đưa ra khoản hỗ trợ 4.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn trong cả gói 12.000 tỷ đồng, tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất.

Các gói hỗ trợ ngành hàng không ưu tiên “con ruột”

Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất Vietnam Airlines nhận được gói cứu trợ dạng vay ưu đãi như nói trên, trong khi các doanh nghiệp hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air… vẫn đang phải đối mặt với vấn đề vốn và hầu hết các nhà băng đều quay lưng.

Cần thống nhất quan điểm và xác định việc cứu trợ ngành hàng không là cần thiết, cấp bách.

Cần thống nhất quan điểm và xác định việc cứu trợ ngành hàng không là cần thiết, cấp bách.

Theo lý giải của TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện các hãng hàng không đều dừng hoạt động hoặc hoạt động không đáng kể, không có doanh thu, doanh thu thu hẹp hoặc kinh doanh thua lỗ, phương án sản xuất kinh doanh chắc chắn không đảm bảo hiệu quả, nên gần như không có cửa tiếp cận vốn ngân hàng.

Đại dịch Covid-19 kéo dài gần hai năm qua, các hãng hàng không Việt Nam đã phải nỗ lực hết sức để cầm cự, duy trì hệ thống. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù ngành dịch vụ, chi phí cao, sức chống chịu của doanh nghiệp đang suy yếu và đối mặt với thách thức phá sản nếu không có những hỗ trợ đặc biệt.

Ông Hùng cho rằng với tình trạng tài chính các hãng hàng không hiện nay, phá sản là viễn cảnh khó tránh nếu Quốc hội, Chính phủ không tìm cách giải cứu. 

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế dự báo: Dự báo ngành hàng không còn tiếp tục gặp khó khăn kéo dài. 

Do đó, để “giải cứu” ngành hàng không, ông Lực kiến nghị, Chính phủ, bộ, ngành, các doanh nghiệp hàng không và các tổ chức tín dụng cần thống nhất quan điểm và xác định việc cứu trợ ngành hàng không là cần thiết, cấp bách nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực trong giao thương, du lịch, đầu tư và tiêu dùng, đồng thời đảm bảo duy trì việc làm cho lực lượng lao động của ngành và các ngành liên quan.

Thứ hai, về nguyên tắc hỗ trợ, Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và ngành hàng không nói riêng, đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Thứ ba, về phương thức hỗ trợ, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trong triển khai giải ngân gói vay ưu đãi 4.000 tỷ đồng và giải pháp tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng đối với Vietnam Airlines như Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Đồng thời, Chính phủ xem xét, có phương án hỗ trợ phù hợp, khả thi đối với các hãng hàng không tư nhân cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 3-4%/năm so với vay thương mại, thời hạn vay vốn từ 1-2 năm.

Thứ tư, về điều kiện hỗ trợ: Để được nhận hỗ trợ, Chính phủ và các cơ quản lý liên quan cần yêu cầu, quy định bắt buộc các doanh nghiệp hàng không phải đáp ứng được những điều kiện ngắn hạn và dài hạn, nhất là khi các điều kiện này giúp cho các doanh nghiệp và toàn ngành nâng cao năng lực cạnh tranh và bắt kịp xu thế hàng không quốc tế;....

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp