Chuyên gia kinh tế: Các gói hỗ trợ chưa đủ lớn, khiến kinh tế “lỡ nhịp”

Thứ năm, 28/10/2021 05:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 2 năm qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thế nhưng, theo đánh giá của giới chuyên gia, các giải pháp hỗ trợ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách thức.

Thách thức của các gói hỗ trợ

Trong 2 năm qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thế nhưng, theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, các giải pháp hỗ trợ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách thức.

chuyen gia kinh te cac goi ho tro chua du lon khien kinh te lo nhip hinh 1

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các giải pháp hỗ trợ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách thức.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đánh giá: Tiến độ triển khai hỗ trợ an sinh xã hội còn chậm, nhất là phần cho vay lãi suất 0% hỗ trợ trả lương mới giải ngân được khoảng 450 tỷ đồng, tương đương 6% đến hết tháng 9/2021.

“Các gói hỗ trợ tài khóa chưa đủ lớn và rộng; tỷ lệ hỗ trợ tiền mặt, nhất là đối với lao động tự do còn thấp. Chúng ta đã tung ra nhiều gói hỗ trợ trong khi ngân sách còn hạn hẹp, nợ xấu tiềm ẩn tăng, áp lực lạm phát tăng. Do đó, nền kinh tế có dấu hiệu “lỡ nhịp”, “tụt hậu” trong quá trình phục hồi”, ông Lực nhấn mạnh.

Về dư địa chính sách tài khóa - tiền tệ thời gian tới, ông Lực cho biết thâm hụt Ngân sách Nhà nước và nợ công vẫn trong tầm kiểm soát và thấp hơn các nước trong khu vực, trong khi có cơ hội tăng vay nợ trong nước và vay quốc tế với lãi suất thấp.

Trong khi đó, quy mô hỗ trợ tài khóa còn khá khiêm tốn và các cân đối lớn, thâm hụt Ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu Ngân sách nhà nước, lạm phát… vẫn trong ngưỡng an toàn.

Nhìn lại những khó khăn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, ông Lực cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu hụt dòng tiền, lao động; đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng & tiêu dùng, khó khăn do chi phí đầu vào, phòng chống dịch tăng, trong khi giá đầu ra khó tăng ngay.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do COVID-19, ông Lực cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, cùng với đó là tiết giảm chi phí và "giữ chân" lao động, và tăng năng suất.

Trong khi đó, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, trong các ngành nghề chịu tác động của dịch bệnh, thì kinh doanh vận tải và logistics là ngành chịu tác động nặng nhất.

“Vận tải hàng hoá bị gián đoạn nhiều do các quy định về điều kiện đi đường, lệnh phong tỏa, giãn cách ở các địa phương làm hàng xuất từ kho tới cảng cũng bị chậm, ùn ứ, giảm năng lực xếp dỡ của các doanh nghiệp cảng,…. gây khó khăn cho vấn đề lưu thông. Sản lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics giảm đáng kể do tình hình kinh doanh của khách hàng gần như bị tê liệt, khách hàng giảm diện tích thuê, đề nghị giảm giá dịch vụ do không bán được hàng…”, ông Đào Trọng Khoa chia sẻ.

Trước những khó khăn nêu trên, ông Khoa đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp logistics. 

Trong đó, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.

Tuy nhiên, với tình hình giá cước vận tải biển tăng cao, có những tuyến tăng gấp 10 lần như thời gian vừa qua, kéo theo doanh thu của những doanh nghiệp logistics đặc biệt là doanh nghiệp vận tải quốc tế tăng theo, nhiều doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại doanh thu đã vượt 200 tỷ. 

Nhưng điều này không đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, ngược lại, áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều. 

Do đó, kiến nghị áp dụng giảm 30% thuế TNDN linh hoạt với ngành nghề lĩnh vực, có thể “nới” quy định về doanh thu lên mức phù hợp với doanh nghiệp logistics do diễn biến tăng giá cước như đã nói ở trên.

Đồng thời nghiên cứu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi. Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, gia hạn đối với thời hạn tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Cần đồng bộ chính sách

Mới đây nhất, ngày 19/10/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Trong đó quy định cụ thể về 4 giải pháp miễn, giảm thuế của năm 2021 với 3 lần đầu tiên được áp dụng.

chuyen gia kinh te cac goi ho tro chua du lon khien kinh te lo nhip hinh 2

Để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, các chính sách hỗ trợ cũng cần đồng bộ và thống nhất để chính những chính sách này cộng hưởng sức mạnh. 

Đó là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế phải nộp phát sinh trong các quý 3 và 4 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong một số ngành nghề và miễn tiền chậm nộp.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Đây là một trong những chính sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể sớm vượt qua khủng hoảng của COVID-19.

Tuy nhiên, để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, các chính sách hỗ trợ cũng cần đồng bộ và thống nhất để chính những chính sách này cộng hưởng sức mạnh. 

“Trên phương diện kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội”, ông Vinh kiến nghị.

Chính vì vậy, ông Vinh cho rằng sự hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.

chuyen gia kinh te cac goi ho tro chua du lon khien kinh te lo nhip hinh 3

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô